LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 270

9=5672) có một dáng dấp rất Bà la môn: “Người khác tự hướng dẫn bằng lòng dục (và đó là

sai lầm). Trong sự từ chối và trong sự biếu tặng, trong hạnh phúc và trong sự bất hạnh, trong

lạc thú và trong sự không có lạc thú, chính bằng cách gắn (các vật) vào bản ngã của mình mà

con người đánh giá chúng, v.v. Lời bình luận của Nilakantha là dứt khoát và rất độc đáo,

không theo giáo lý Kitô: “Như ai đó ứng xử với các người khác, (những người khác cũng ứng

xử với anh ta) như vậy. Chính khi cảm nhận bản thân mình có thể sẽ nhận một sự từ chối sau

khi đã nài xin..., v.v., người ta thấy được phải biếu tặng gì.”

(i)

Chúng tôi không muốn nói rằng, ngay vào một thời đại rất cổ, tức thời đại mà kinh

Rig Veda được soạn ra, khi người Arya đã đến Đông-Bắc Ấn Độ, họ không có chợ búa,

thương gia, giá cả, sự bán (xem Zimmern, Altindisches Leben, tr. 257 và tiếp theo): Rig Veda,

IV, 24, 9. Đặc biệt Atharva Veda thường nhắc đến nền kinh tế này. Bản thân thần Indra là một

thương gia (Hymne [Tụng ca], III, 15, được dùng trong Kaugika-sutra, VII, 1; VII, 10 và 12,

trong một nghi lễ dành cho người đi bán). Tuy nhiên nên xem thêm dhanada, svd, câu thơ 1,

vajin, tính ngữ của thần Indra, svd.

Chúng tôi cũng không muốn nói rằng hợp đồng chỉ có ở Ấn Độ nguồn gốc này, về đồ

vật, về con người và về hình thức của sự chuyển giao của cải, và cũng không cho rằng Ấn Độ

không biết đến các hình thái khác của nghĩa vụ, chẳng hạn sự gần như-phạm tội (quasi-délit).

Chúng tôi chỉ tìm cách chứng minh điều này: bên cạnh các luật nói trên, còn tồn tại một luật

khác, một nền kinh tế khác và một trí trạng (mentalité) khác.

(i)

Chẳng hạn adanam, tức là món quà mà các người bạn tặng cho chàng trai mới được

cạo đầu hay mới được thụ pháp, cho người chồng hay người vợ sắp cưới, v.v., hoàn toàn

giống, ngay cả trong danh hiệu, với gaben của tiếng Germany mà chúng tôi sẽ nói đến dưới

đây, xem các grhyasutra (nghi lễ trong nhà), Oldenberg, Sacred Book of the East, bảng tra

cứu).

Một ví dụ khác: vinh dự đến từ các quà tặng (thức ăn), Anuçasanaparvan, 122, các câu

thơ 12, 13 và 14: “Nếu được tôn vinh, họ sẽ tôn vinh; nếu được tặng thưởng, họ sẽ tặng

thưởng. “Người ta nói: đó là một người hay biếu tặng nơi này, nơi nọ”, từ khắp mọi nơi, ông

ta được ca ngợi”, Anuçasanaparvan, câu thơ 5850.

(i)

Một nghiên cứu về từ nguyên và ngữ nghĩa có lẽ sẽ cho phép đạt được các kết quả

tương tự với các kết quả mà chúng tôi đã đạt về luật Roma. Các tư liệu Veda cổ nhất chứa đầy

các từ mà từ nguyên còn rõ hơn các từ nguyên của các từ Latin; tất cả các từ nguyên đó, ngay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.