LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 272

định (Vaikhanasa çruti, svd, câu thơ 4323). Những người Bà la môn láu lỉnh quả thực đã ủy

thác cho các vị thần và các vong hồn việc đáp tặng các món quà mà người ta đã biếu họ. Hoàn

toàn chắc chắn là người thường vẫn tiếp tục mời bạn bè tham dự bữa ăn trong tang lễ. Vả lại,

hiện nay anh ta còn tiếp tục làm như thế ở Ấn Độ. Còn người Bà la môn thì đã không đáp

tặng, không mời và ngay cả không nhận quà. Tuy nhiên, các bộ luật còn giữ được cho chúng

ta nhiều tư liệu để minh họa cho trường hợp chúng ta nghiên cứu.

(i)

Thực ra, tất cả parvan này, bài ca này của Mahabharata, là câu trả lời cho câu hỏi

sau đây: làm sao chinh phục được nữ thần May Rủi (Çri) vốn hay đổi thay? Một câu trả lời

đầu tiên là çri ở giữa các con bò cái, trong phân và nước đái của chúng, nơi các con bò cái, tức

là các nữ thần, đã cho phép bà ta cư ngụ. Chính vì thế, tặng một con bò cái bảo đảm có được

hạnh phúc (bài 2, xem đoạn sau tr. 148, chú thích 3). Một câu trả lời khác, rất Ấn Độ, và cũng

chính là cơ sở của tất cả các thuyết đạo đức của Ấn Độ, dạy rằng bí mật của thần May Rủi và

thần Hạnh Phúc là biếu tặng (bài 163), là không giữ của cải, không tìm kiếm tài sản, mà phân

phối tài sản, để cho tự nó trở lại với anh trong đời này dưới dạng của cải mà anh đã tặng, và

trong đời sau. Từ bỏ chính mình, chỉ chiếm hữu để biếu tặng, đó là quy luật của tự nhiên và

đó là nguồn gốc của cái lợi thực sự (câu thơ 5657): “Mỗi người phải làm cho những ngày

mình sống trở thành phong phú bằng cách phân phối lương thực”.

(i)

Câu thơ 3136 (bài 62, dòng 34) gọi đoạn này là một gàtha. Nó không phải là một

çloka; như vậy nó đến từ một truyền thống xưa. Hơn nữa, tôi tin rằng nửa đầu câu thơ

mamevadattha, mam dattha, mam dattva memevapsyaya (câu 3137 - bài 62, câu 35) có thể

hoàn toàn tách biệt với nửa câu sau. Vả lại, câu thơ 3132 tách biệt nó từ trước (bài 62, câu 30)

“Như một con bò cái chạy đến với con bê của nó, vú căng đầy để sữa rớt, cũng như thế đất

lành chạy đến với người tặng đất”.

(i)

Toàn bộ lý thuyết đã được trình bày trong cuộc nói chuyện nổi tiếng giữa rsi

Maitreya và Vyasa, hiện thân của chính Krisna dvaipaayana (Anuçasanaparvan, XIII, 120 và

121). Trong cuộc nói chuyện này, chúng tôi tìm thấy dấu vết của cuộc đấu tranh của đạo Bà la

môn chống lại đạo Phật (đặc biệt nên xem câu thơ 5802). Toàn bộ cuộc nói chuyện này có một

tầm lịch sử, và nhắc đến thời đại mà đạo Krisna [tục thờ thần Krisna trong Ấn giáo - ND] toàn

thắng. Nhưng chủ thuyết được dạy đúng là của thần học Bà la môn cổ và có lẽ thậm chí đây là

chủ thuyết của đạo đức cổ nhất của Ấn Độ trước khi người Atya đến.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.