trong số các định chế đầu tiên mà chúng ta có được bằng chứng nơi người Germany. Chính
bản thân Tacite đã miêu tả cho chúng ta hai quà tặng: các quà tặng trong đám cưới và cách
chúng quay trở về trong gia đình những người đã tặng quà (Germania, XVIII, trong một
chương ngắn mà chúng sẽ trở lại); và các món quà cao quý, nhất là của các thủ lĩnh, hay các
món quà tặng cho các thủ lĩnh (Germania, XV). Tiếp theo, nếu các tập tục này còn giữ được
khá lâu để chúng ta có thể tìm được các tàn dư, chính là vì chúng bền vững và đã bám rễ rất
mạnh trong tâm hồn người Germany.
Chúng tôi không nêu lên ở đây vấn đề về geschlossence Hauswirtschaft, về kinh tế
hộ gia đình khép kín, mà Bticher trình bày trong cuốn Entstehung der Volkswirtschaft [Sự ra
đời của kinh tế quốc dân]. Đối với chúng tôi, đó là một vấn đề đặt sai. Ngay khi trong một xã
hội có hai thị tộc, thì nhất thiết chúng phải giao ước với nhau và phải trao đổi, đồng thời với
các phụ nữ (ngoại hôn) và các nghị lễ của chúng, các của cải, ít ra vào vài thời kỳ trong năm
và vào vài dịp trong đời. Trong thời gian còn lại, gia đình, thường thu hẹp, sống khép lại với
nhau. Nhưng không phải thời nào họ cũng sống như vậy.
Trong đoạn tiếp theo, chúng tôi không lẫn lộn các thế chấp với các tiền đặt cọc dù
tiền đặt cọc, mặc dù tiền đặt cọc, có nguồn gốc Xêmit - như tên bằng tiếng Hy Lạp và tiếng
Latin chỉ ra - cũng có trong luật Germany gần đây cũng như trong luật của chúng ta [tức của
Pháp - ND]. Thậm chí, trong một số tập tục, chúng lẫn lộn với các quà tặng cổ xưa, chẳng hạn
Handgeld [tiền đặt cọc] được nói là “Harren” trong một số phương ngữ ở Tyrol. Chúng tôi
cũng không chỉ ra tầm quan trọng của khái niệm “gage” thuộc hôn nhân, chúng tôi chỉ ra rằng
trong thổ ngữ Germany, “giá mua” vừa mang tên Pfand, Wetten, Trugge, vừa mang tên
Ehethaler.
“Gift, gjft” trong Mélanges Ch. Andler [Tạp văn viết tặng Ch. Andler], Strasbourg,
1924. Vài người đã hỏi tại sao chúng tôi đã không xét đến từ nguyên của gjft, dịch từ Latin
dosis, bản thân nó phiên từ Hy Lạp δóσις, có nghĩa là “liều lượng” và “liều lượng độc dược”.
Từ nguyên này giả định rằng các phương ngữ Đức xưa và nay dường như đã dành một danh
từ bác học cho một sự việc tầm thường, điều đó không phù hợp với quy luật ngữ nghĩa thông
thường. Hơn nữa, có lẽ còn phải giải thích sự chọn lựa từ gift để dịch từ dosis, và sự cấm kỵ
ngôn ngữ ngược lại đã đè nặng trên nghĩa “quà tặng” của từ này, trong vài ngôn ngữ Germany.
Cuối cùng, việc dùng từ dosis trong tiếng Latin và Hy Lạp với nghĩa thuốc độc chứng tỏ nơi
các dân tộc cổ đại cũng có sự liên hệ về ý tưởng và về quy tắc đạo đức như chúng tôi miêu tả.