LUẬN VỀ BIẾU TẶNG - Trang 273

(i)

Svd, câu thơ 5832 (= 121, dòng 12). Phải đọc là annam theo bản in ở Calcutta chứ

không phải là artham như theo bản in ở Bombay. Nửa câu thơ thứ hai là tối nghĩa, chắc là vì

truyền lại không đúng. Tuy nhiên nó cũng có nghĩa đôi chút. “Thức ăn này mà nó ăn, cái

khiến thức ăn là thức ăn, nó là kẻ đã giết thức ăn và bị giết chết, nhưng không biết điều đó.”

Hai câu thơ tiếp theo lại càng bí hiểm hơn, nhưng thể hiện rõ hơn ý tưởng và ám chỉ một chủ

thuyết phải mang một tên, đó là tên của một rsi [người có thiên nhãn - ND]: trong câu thơ

5834 = svd, 14: “nhà hiền triết, nhà thông thái, khi ăn thức ăn, làm cho nó tái sinh; và đến lượt

nó, thức ăn làm cho ông ta tái sinh” và trong câu thơ 5863: “Sự phát triển (của các vật) là như

thế đó. Bởi vì cái công đức của người cho cũng là cái công đức của người nhận (và ngược lại);

bởi vì ở đây không chỉ có một bánh xe chỉ đi ở một bên thôi.” Bản dịch của Pratâp

(Mahâbhârata) là rất dài dòng, nhưng ở đây nó được dựa trên những bình luận xuất sắc và có

lẽ đáng được dịch (trừ một sai lầm làm cho nó mất hay: trong bài evam janayati, câu 14, chính

thức ăn chứ không phải là con cái được sinh ra. So sánh với câu: “Kẻ nào ăn trước khách của

mình phá hủy thức ăn, của cải, con cháu, gia súc, công đức của gia đình mình.” (Ap. Dh. Su.,

11, 7 và 3).

(i)

Tất cả lý thuyết được tóm tắt trong một bài đọc dường như mới đây

thôi,Anuçasanaparvan, 131, dưới tựa đề danadharma (câu thơ 3 = 6278): “Quà tặng nào, cho

ai, khi nào, do ai.” Chính ở đó mà năm lý do của biếu tặng được trình bày một cách khéo léo:

nghĩa vụ, khi người ta tự nguyện tặng cho những người Bà la môn; quyền lợi (ông ta cho tôi,

ông ta đã cho tôi, ông ta sẽ cho tôi”); sự lo sợ (tôi không phải là của ông ta, ông ta không là

của tôi, ông ta có thể làm hại tôi”); tình yêu (ông ta thân thiết với tôi, tôi thân thiết với ông

ta”), “và ông ta cho tôi ngay lập tức”; lòng thương hại (ông ta nghèo và ít đòi hỏi”. Xem thêm

bài đọc 37.

(i)

Các sự kiện được biết đến qua các tư liệu khá trễ. Các bài ca Edda [các bài thơ bằng

tiếng Bắc Âu cổ được chép lại trong codex regius ở Island vào thế kỷ XIII – ND] được viết ra

sau khi người Bắc Âu đã theo đạo Kitô. Nhưng nhà phê bình đừng bao giờ quên hai nguyên

tắc sau đây: trước hết tuổi của truyền thống có thể rất khác với tuổi của văn kiện ghi lại truyền

thống, tiếp theo, ngay tuổi của hình thái xưa nhất mà ta biết về truyền thống cũng rất khác với

tuổi của định chế. Ở đây có hai nguyên tắc phê phán mà nhà phê bình không nên quên.

Trong trường hợp này, không có nguy hiểm nào cả nếu dùng các sự kiện này. Trước hết

một bộ phận của các sự biếu tặng chiếm nhiều chỗ trong luật lệ mà chúng tôi miêu tả, và ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.