nhơn loại mà nói ra, nên mới có. Trong loài người có kẻ ngu người trí:
Ngu làm tiểu nhơn. Trí làm đại nhơn. Người ngu học hỏi nơi người trí.
Người trí nói pháp cho người ngu nghe, người ngu bỗng nhiên tỏ hiểu,
tâm địa mở mang, tức nhiên giống như người trí không khác.
Giảng:
Tu-đa-la (Sutra) là tiếng Phạn, Trung Quốc dịch là Kinh, kinh là "trên thì
khế lý Chư Phật, dưới thì khế hợp căn cơ chúng sanh." Vì khế lý khế cơ,
cho nên gọi là khế kinh. Toàn bộ kinh điển cùng với văn tự Đại thừa Tiểu
thừa, mười hai phần kinh (tức trường hàng, trùng tụng, thọ ký, cô khởi, vô
vấn tự thuyết, nhân duyên, tỷ dụ, bổn sự, bổn sanh, phương quảng, vị tằng
hữu và luận nghị) đều vì người mới có những kinh điển này, nếu không có
nhân loại thì sẽ không dùng đến kinh điển. Vì tánh trí huệ mới có thể kiến
lập tất cả các pháp. Tất cả những việc phiền não trên thế gian, đều do người
mà sanh. Nếu không có người, việc phiền não gì cũng không có. Vì có
những việc phiền não phát sanh, cho nên mới sanh ra những pháp dạy quý
vị cách diệt trừ phiền não. Người có tám vạn bốn ngàn trần lao, vì thế Phật
thuyết tám vạn bốn ngàn pháp môn để đối trị, cho nên nói: "Phật thuyết
nhất thiết pháp, vị độ nhất thiết nhân. Nhược vô nhất thiết nhân, hà dụng
nhất thiết pháp?" Tất cả các kinh sách đều vì người mà nói. Nếu không có
người, tất cả kinh sách cũng không dùng đến. Vì trong loài người, có người
ngu có người trí. Người ngu si giống như trẻ con; người có trí huệ giống
như người lớn, trẻ con có những việc không hiểu cần phải hỏi người lớn,
người lớn bèn giải thích cho nghe. Lúc trẻ con ngộ giải tâm khai, hiểu rõ
mọi việc này, thì cũng giống như người có trí huệ.
*
Chư Thiện tri thức! Tâm không giác ngộ, Phật là chúng sanh. Một
niệm giác ngộ, chúng sanh tức là Phật. Cho nên biết rằng muôn pháp
đều ở nơi Bổn tâm của mình. Vậy sao chẳng do trong bổn tâm của