thuyết pháp, đá cứng cũng phải gật đầu)." Sau này lúc Ngài giảng kinh,
đang giảng đến chỗ sâu sắc mầu nhiệm bèn trên pháp tòa vãng sanh. Quý vị
thấy có tuyệt diệu không?
Có người nói:
–Bạch Pháp sư, nay Ngài giảng kinh rất hạp ý con, con không muốn chấp
trước, không muốn giữ gìn quy cũ. Ngài nếu muốn mọi người giữ gìn quy
luật chính là chấp trước.
Nghĩ như vậy là sai rồi, nói trừ chấp trước, là muốn quý vị trừ đi tâm chấp
trước, bỏ đi những việc không đúng. Những việc đúng chẳng thể không
chấp trước. Giống như giữ gìn quy luật thì mới có thể thành Phật, cho nên
nói: Thị đạo tất tiến, phi đạo tất thối, không phù hợp đạo thì không nên chấp
trước, hợp với đạo thì cần nên trì tụng không quên. Trì tụng có thể là chấp
trước, nhưng trì tụng Kinh Kim Cang lại là tu hành.
Nếu tôi có tật xấu mà không muốn sửa đổi, cũng không muốn người biết,
đó mới chính là chấp trước. Nếu tôi có tật xấu, người bên cạnh biết tôi cũng
không màng, người khác khuyên cũng không đếm xỉa đến, đây không phải
là không chấp trước mà là tà tri tà kiến. Nếu có loại tà tri tà kiến như thế,
càng tu càng rời Phật pháp càng xa.
Nếu quý vị có thể rời bỏ chấp trước, thì có thể thông đạt vô ngại, không còn
chướng ngại, nếu tu hành như thế, thì khế hợp với đạo lý Kinh Kim Cang,
Bát nhã trí huệ hiện tiền, bằng không thì không phù hợp diệu lý Bát nhã.
*
Chư Thiện tri thức! Cả thảy các Tu-đa-la, và các thứ văn tự đại thừa,
Tiểu thừa, mười hai phần kinh đều bởi cơ duyên của nhơn loại mà bày
ra, cùng do tánh trí huệ mới kiến lập được. Nếu không có người thế
gian, thì cả thảy muôn pháp vốn tự nhiên không có. Cho nên biết rằng
muôn pháp vốn bởi nhơn loại mà khởi ra, cả thảy kinh sách đều bởi