thì đối với kinh Bát nhã vốn không có chỗ nào sai khác.
Giảng:
Tu Bát nhã hạnh, cần phải không trụ bên trong, không trụ bên ngoài, bên
trong không thân tâm, ngoài không thế giới. Nhưng cũng không phải là
ngoan không, mà là bên trong không chấp thân tâm, bên ngoài không chấp
thế giới. Nếu quý vị không chấp trong ngoài thì có thể đến đi tự do, biết từ
đâu đến và đi về đâu. Lai có thể nói là trở về, trở về thân tâm của quý vị;
Khứ là đi đến pháp giới. Tuy có đến có đi, nhưng quý vị không nên chấp
trước vào cái đến cái đi này, vì thế gọi là tự do. Nếu quý vị chấp trước lai
khưù, thì không còn tự do, có sự chướng ngại. Đến đi tự do, cũng có thể nói
tâm của quý vị đến đi tự do, tánh của quý vị đến đi tự do, cũng có thể nói là
sanh tử tự do. Tôi muốn sống thì sống, tôi muốn chết mới chết, đó mới là tự
do. Nếu tôi không muốn sống thì chết, nhưng đó không phải là tự sát, vì
mình đã biết mình chết như thế nào, ngồi ở đó cũng như nhập vào thiền
định, như thế mà ra đi, đó không phải tự do là gì? Nếu không tự do thì ra đi
không được. Tại sao Tam Tổ tay nắm cành cây mà viên tịch nhập Niết Bàn?
Chính vì Ngài sanh tử tự do, đó cũng chính là đến đi tự do. Nếu tôi muốn
sống thì vĩnh viễn bất tử không chết, muốn chết thì lập tức ra đi. Đến đi
trong lúc nói cười, liền có thể vãng sanh.
Giống như Pháp sư Đạo Sanh, phần đông mọi người đều phản đối khi Ngài
giảng Kinh Niết Bàn, vì Ngài chủ trương xiển-đề (icchantikas) cũng có Phật
tánh. Lúc đó mọi người đều cho rằng tư tưởng của Ngài là sai lầm, mọi
người đều "mặc tẩn" (1) Ngài. Cho nên Ngài phát nguyện nói: "Nếu tôi
giảng kinh khế hợp Phật pháp, Phật tâm, thì sau này tôi ngồi trên pháp tòa
thuyết pháp mà vãng sanh. Nếu giảng không hợp Phật tâm, thì lời nguyện
này không được cảm ứng." Ngài ở núi Hổ Khâu giảng kinh cho đá nghe mà
đá cũng phải gật đầu, tiếp nhận đạo lý của Ngài giảng là chính xác. Cho nên
nói: "Sanh công thuyết pháp, ngoan thạch điểm đầu (Pháp sư Đạo Sanh