khuyên người khác học theo, tự mê chẳng thấy, lại thêm tội phỉ báng Kinh
Phật, vì vậy nên lập VÔ Niệm làm tông.
Thiện tri thức, tại sao lập VÔ Niệm làm tông? Chỉ vì kẻ mê miệng nói kiến
tánh mà khởi niệm trên cảnh, nơi niệm liền lọt vào tà kiến, tất cả trần lao
vọng tưởng theo đó mà sanh. Tự tánh vốn chẳng một pháp có thể đắc, nếu
có sở đắc, vọng nói tội phước, tức là trần lao tà kiến, nên pháp môn này lập
VÔ Niệm làm tông.
Thiện tri thức, VÔ là Vô việc gì? Niệm là Niệm vật gì? VÔ là VÔ NHỊ
TƯỚNG (Pháp đối đãi), VÔ tất cả tâm trần lao. Niệm là Niệm CHƠN
NHƯ BẢN TÁNH. CHƠN NHƯ là thể của Niệm , Niệm là dụng của
CHƠN NHƯ. Chơn như tự tánh khởi niệm, chẳng do nhãn nhĩ tỷ thiệt năng
niệm, chơn như có tánh cho nên khởi niệm, nếu chơn như không tánh thì
nhãn nhĩ sắc thanh ngay đó liền hoại. Thiện tri thức, chơn như tự tánh khởi
niệm, lục căn dù có kiến văn giác tri mà chẳng nhiễm muôn cảnh, chơn tánh
thường tự tại. Nên Kinh nói: Khéo phân biệt được các pháp tướng mà nơi
đệ nhất nghĩa thường chẳng động là vậy.
---o0o---
Phẩm Tọa Thiền Thứ Năm
Sư dạy chúng rằng: Pháp môn này nói TỌA THIỀN vốn chẳng chấp tâm,
cũng chẳng chấp tịnh, cũng chẳng phải là chẳng động. Nếu nói chấp tâm,
tâm vốn là vọng, biết tâm như huyễn cho nên chẳng chấp. Nếu nói chấp
tịnh, tự tánh vốn tịnh, chỉ do vọng niệm che khuất chơn như, nếu chẳng có
vọng niệm, tánh tự thanh tịnh; khởi tâm chấp tịnh, lại sanh vọng tịnh. Vọng
chẳng xứ sở, kẻ chấp là vọng, tịnh chẳng hình tướng, lại lập tướng tịnh cho
là công phu; kiến giải như vậy chướng tự bản tánh, lại bị tịnh trói.
Thiện tri thức, nếu người tu theo pháp chẳng động, khi thấy mọi người mà
chẳng thấy tất cả thị phi, thiện ác, lỗi lầm của người, tức là tự tánh chẳng