Ba khoa pháp môn ấy là: Ấm, Giới và Nhập.
Ấm là năm ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Nhập là mười hai chỗ vào: Ngoài có sáu trần – sắc, thanh, hương, vị,
xúc, pháp; trong có sáu cửa (sáu căn) – mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Giới là mười tám giới hạn: Sáu trần, sáu cửa và sáu thức.
Tánh mình (tự tánh) bao hàm muôn pháp, nên gọi là Hàm-tàng thức.
Nếu tánh khởi nghĩ tưởng, tức là tánh chuyển ra thức. Thức này lại
sanh ra sáu thức, sáu thức chun ra sáu cửa, rồi gặp sáu trần. Thế thì,
mười tám giới đều do tánh mình khởi dụng.
Giảng:
Cái gì là tam khoa pháp môn? Chính là ấm, giới, nhập. Ấm là ngũ ấm, nhập
là mười hai nhập, giới là mười tám giới. Ngũ ấm chính là sắc, thọ, tưởng,
hành, thức. Nhập là mười hai nhập, cái gì là mười hai nhập? Tức ngoài sáu
trần – sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, trong sáu cửa – mắt, tai, mũi, lưỡi,
thân, ý, hợp lại chính là mười hai nhập. Giới là mười tám giới – tức sáu
trần, sáu cửa, sáu thức. Trong sáu căn, sáu cửa sanh ra sáu thức – nhãn thức,
nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Trong tự tánh bao hàm tất cả
pháp môn, cho nên đặt tên cho nó là Hàm tàng thức, còn gọi là thức thứ
tám, thức này có thể chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí. Nhưng, nếu quý vị
khởi một niệm tưởng hay suy nghĩ, tức là tư lượng, (If you give rise to a
thought or to thinking and considering), thì Hàm tàng thức sẽ chuyển ra
thức thứ bảy. Từ thức thứ bảy lại sanh ra sáu thức. Sáu thức khi ra khỏi sáu
cửa sẽ gặp sáu trần. Trên đây là giảng về mười tám giới, chúng nó đều là
dụng, tự trong tâm sanh ra.
*