Lục Tổ Đại sư thuyết xong bài kệ phía trước, lại nói với đại chúng:
–Các ông nên trụ tâm không nên vọng tưởng, nên buông bỏ, không nên
nhìn không thấu, nên nhìn thấu, buông bỏ xuống thì đắc được tự tại. Sau khi
tôi viên tịch nhập Niết Bàn, không nên biểu hiện hoặc có cử chỉ giống như
người phàm phu tục tử – thọ người tế bái cúng điếu, thân mặc hiếu phục,
khóc than, bi ai, nước mắt rơi như nước mưa, khiến hàng trăm mẫu ruộng
cũng không bị khô hạn. Nếu các ông làm như thế thì không phải đệ tử của
tôi, mà là đệ tử của tôi thì cần phải nghe lời của tôi, nếu các ông không
nghe lời, thì không phù hợp chánh pháp, cho nên các ông không nên làm
như vậy. Vậy phải làm sao? Các ông chỉ cần nhận thức bổn tâm của chính
mình, thấy được bổn tánh của chính mình. Bổn tâm bổn tánh không động
không tịnh. Tự tánh không sanh không diệt, tự tánh không đến không đi, tự
tánh không đúng không sai, tự tánh không thiện không ác, tự tánh không tốt
không xấu, tự tánh không đen không trắng, tự tánh không dài không ngắn,
tự tánh không ở không đi – không ở chỗ này cũng không ở chỗ kia, các ông
trong tự tánh dụng công phu cần minh tâm kiến tánh, nếu không minh tâm
kiến tánh, thì thời gian trôi qua vô ích. Tôi sợ các ông trong tâm vẫn còn mê
hoặc không hiểu rõ đạo lý của tôi nói, tôi nay nói lại một lần nữa, phó chúc
các ông lần nữa, chính là muốn khiến cho các ông thức tự bổn tâm, kiến tự
bổn tánh, có thể minh tâm kiến tánh. Sau khi tôi viên tịch, các ông nên y
theo phương pháp này tu hành, thì giống như tôi còn tại thế. Nếu các ông
làm ngược lại lời giáo hóa của tôi, thì dù tôi tại thế không nhập Niết Bàn,
đối với các ông cũng không có ích lợi gì. Vì thế lại nói một bài kệ tụng:
Ngột ngột tức như như bất động liễu liễu thường minh, mà không chấp vào
tu thiện, ông làm thiện cũng không nên giống như Lương Võ Đế đi khắp nơi
khoe khoang công đức. Đây không phải kêu ông không tu thiện, mà là
không nên chấp vào việc tu thiện.