ngập Pháp đường, trên trời xuất hiện một móng cầu vòng trắng, ánh sáng
trắng chiếu xuống mặt đất. Cây rừng biến thành màu trắng vì ánh sáng trắng
chiếu sáng, cho nên cây rừng đều biến thành màu trắng, đây là một cách
nói, cách nói khác là cây rừng vì Lục Tổ vãng sanh viên tịch, mà buồn
thương bi ai, cho nên cây rừng biến thành sắc trắng giống như mặc hiếu
phục. Lúc đó trên núi có rất nhiều phi cầm động vật đều khóc lên, thảo mộc
vốn vô tình, nhưng đều biến thành hữu tình, đều mặc hiếu phục. Cầm thú
vốn là vô tri, nhưng nay cũng có linh tánh, cũng đều khóc lên.
*
Tháng mười một, các quan và chức sắc, ở ba quận: Quảng châu, Thiều
châu và Tân châu, cùng các môn nhơn tăng, tục, giành rước chơn thân
của Ngài, nhưng chưa quyết đem về đâu, bèn đốt nhang vái rằng: Khói
nhang bay về xứ nào, thì Sư sẽ về xứ ấy. Lúc ấy khói nhang bay thẳng
về Tào Khê.
Ngày mười ba, tháng mười một, dời Thần khám của Đại sư và đồ y bát
của Tổ truyền về xứ Tào Khê.
Qua năm kế ngày hai mươi lăm, tháng bảy, mở Thần khám ra, đệ tử là
Phương Biện lấy bột thơm rải lên chơn thân Ngài.
Giảng:
Tháng mười một, quan liêu, đệ tử quy y và các đệ tử xuất gia ở ba vùng
Quảng Châu, Thiều Châu và Tân Châu đều tranh nhau nghinh rước chân
thân Lục Tổ. Đệ tử ở Quảng Châu muốn thỉnh chân thân Lục Tổ đến chùa
Quang Hiếu, tức là nơi Lục Tổ Đại sư thế phát. Người ở đây nói: "Tóc của
Lục Tổ Đại sư chôn ở đất này, vậy thì chân thân của Tổ Sư cũng nên thỉnh
đến đất Quảng Châu của chúng tôi để cúng dường."
Các vị Tăng sĩ và đệ tử quy y tại Tân Châu nói: "Đại sư là người Tân Châu
của chúng tôi nên nghinh rước chân thân của Ngài trở về cố hương để