quen nghe từ khi còn măng sữa, sẽ gợi trong trí chúng biết bao hình ảnh êm
đềm ngày thơ ấu, khiến chúng biết yêu mến gia-đình, và mai sau yêu mến
tổ-quốc. Như thế chúng nó khỏi phải tiếp-xúc ngay với một tiếng nói ngoại-
quốc dầu hay đẹp bậc nào, nhưng đối với chúng vốn không quen-thuộc gì và
bắt những đầu óc non-nớt phải mệt nhọc khó khăn nhiều mới bập-bẹ được
năm ba tiếng.
« Tiếng Nam chỉ là một thổ-ngữ không giá trị ». Chúng ta đã cách xa
thời kỳ mà một người Việt-Nam có học-thức, đã thành thực thốt ra câu nói
ấy ? Chỉ mới cách đây vài ba mươi năm, hai ba tờ báo chí quốc-âm đầu tiên
xuất hiện, do một nhóm những kẻ thức thời đề xướng lên bênh vực và cổ-
động cho tiếng nói nước nhà. Thế mà họ đã mở đường cho một phong trào
văn-học càng ngày càng thịnh như hiện thời chúng ta trông thấy.
Ấy đó, trong khoảng non phần tư thế kỷ, tiếng Việt-Nam nhà đã chiếm
một địa-vị chưa có trên hai ngàn năm lịch sử.
Kết-quả đầu tiên ấy khiến cho chúng ta phấn khởi, nhưng không nên vì
thế mà vội tưởng lầm sự nỗ-lực của đồng-bào ta trên đường tân-tạo ấy chưa
có thể đem so-sánh với công-trình vĩ đại của các văn-gia Pháp về thời-kỳ
văn-nghệ Phục hưng (thế-kỷ thứ 15, 16) là những kẻ đã trau dồi Pháp-ngữ
được hoàn thiện như ngày nay. Thế-hệ chúng ta chưa có một thi-sĩ thiên tài
như Mistral đã đem tiếng nói mộc-mạc của miền nam nước Pháp đào tạo
nên một ngôn-ngữ văn-chương rất giá trị.
Tương-lai tiếng nước ta còn trông cậy ở công-phu của chúng ta hơn là
ở các đàn anh trước. Tiền-trình tuy rộng-rãi nhưng cũng đầy nỗi khó khăn.
Đứng trước sự hoan-nghênh náo nhiệt của thanh-niên Việt-Nam ta đối với
văn hóa cùng tiếng Pháp – một sự hoan-nghinh rất dễ hiểu – đứng trước
tình-thế chính-trị của nước nhà, bắt-buộc chúng ta hằng ngày cần dùng tiếng
Pháp, trong sự bênh vực quyền-lợi hay phát biểu tư-tưởng của chúng ta, lẽ
tất-nhiên chúng ta có ít nhiều lo-ngại cho tương-lai tiếng nước ta vậy.
Tương lai ấy sẽ ra thế nào ? Tiếng Việt-nam có thể trở nên một ngôn-
ngữ có đủ tính-cách khoa-học, triết-học, văn-chương hay không ? Và nếu có