LƯỢC KHẢO VIỆT NGỮ - Trang 12

II. TIẾNG VIỆT-NAM VỀ QUÁ-KHỨ

Xét về phương-diện phát biểu văn-chương và tư-tưởng, thì tiếng Việt-

Nam trong khoảng thế-kỷ thứ 18 về trước không lấy gì làm vẻ-vang cho
lắm.

Sự sút kém ấy có những nguyên nhân về lịch-sử mà chúng ta sẽ xét đến

sau này. Nhưng một sự hiển-nhiên là tiếng Việt-Nam xưa nay vẫn sống, vẫn
là tiếng chung cho cả một dân-tộc, từ xưa đến nay, từ Nam chí Bắc. Cứ xem
những câu tục-ngữ xưa và những câu ca-dao tương-truyền là có từ hồi dân ta
mới lập-quốc, như câu :

« Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước thì thương nhau cùng »

lại xem cách ăn nói trong khắp cõi ba kỳ ngày nay, chúng ta nhận thấy

tiếng Việt-Nam rất có vẻ thuần-nhất. Nếu ngôn-ngữ là phản-ảnh sự tiến-hóa
của một dân-tộc, và phát-triển theo nhu-cầu của sự giao-tế trong xã hội, thì
tiếng Việt-Nam từ xưa vẫn làm tròn chức-vụ ấy. Tuy vẫn giữ nguyên cốt-
cách bên trong, nó đã theo thời-gian mà biến-hóa dần dần, càng ngày càng
phong-phú để ứng-phó với sự sinh-hoạt hằng ngày.

Ảnh-hưởng của văn-hóa người Tàu thuở trước, mà họ đã đưa qua xứ ta

theo với sức đàn-áp bằng võ-lực và chánh-trị, rất đỗi xâu-xa, nhưng tiếng
nói của ta không vì thế mà mai một đi, đủ chứng rằng tự nó có một sinh lực
rất mạnh-mẽ.

Nhưng trước khi chỉ rõ về hiện tại và tương-lai, những nguồn gốc của

sinh-lực ấy, chúng ta hãy xét qua lịch-trình tiến-hóa của tiếng ta về quá-khứ,
sự phán-đoán của chúng ta sau này căn-cứ vào lịch-sử sẽ có giá trị hơn.

Chúng ta đã biết gì về tiếng ta trước thời-kỳ Bắc-thuộc ? Thực ra, vấn-

đề cỗi-rễ tiếng Nam vẫn còn mờ tối, các nhà ngữ học nghiên-cứu đã nhiều
nhưng vẫn chưa khám-phá đến nơi. Nay xem sự thành-công lanh-chóng của
chữ Hán ngay từ khi mới du nhập vào xứ ta, và ảnh-hưởng sâu-xa của Hán-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.