X. QUỐC-VĂN VÀ HÁN-VĂN TRONG
CHƯƠNG-TRÌNH GIÁO-DỤC
Vấn-đề lựa một thứ tiếng môi-giới cho nền phổ-thông giáo-dục ở xứ ta
đã gây ra lắm cuộc bàn-cãi náo-nhiệt. Rút lại, lẽ phải đã giữ được phần hơn.
Một nền phổ-thông giáo-dục cho người Việt-Nam chỉ có thể thực-hành bằng
tiếng Việt-Nam mà thôi. Ở đây chúng tôi tưởng không cần nhắc lại vấn-đề
ấy nữa. Chúng tôi chỉ muốn nói cái địa-vị đương-nhiên của hai môn quốc-
văn và Hán-văn dùng làm khoa văn-học ở các lớp dạy từ tiểu-học trở lên.
Khoa Việt-văn ở các lớp dưới trong sơ-đẳng tiểu-học chỉ bắt đầu bằng
cách dạy cho học-sinh về tiếng một và ít nhiều từ-ngữ. Học-sinh sẽ tập phát-
âm cho đúng, học vỡ lòng về khoa văn-pháp, tập đặt câu và viết những bài
ngăn-ngắn về những đầu đề rất dễ.
Lên các lớp sơ-đẳng trên mới thật bắt-đầu dạy văn-học. Ngoài các món
dạy thường như tập đọc, bài học thuộc lòng và luận-văn, học-sinh lại học
rộng về văn-pháp, và chú-ý đến tự-dạng để viết chữ cho đúng. Các bài học
và giảng thì hãy nên lựa những đoạn văn của các văn-sĩ cận-đại, vì đó là lối
văn hợp với giai-đoạn tiến-hóa của tiếng ta ngày nay, hơn là lối văn cổ-điển
hay thơ phú xưa.
Lên các lớp cao-đẳng tiểu-học đại-khái cũng cứ giữ những món ấy,
nhưng dạy thêm về thơ phú quốc-âm và những đoạn văn dịch trong văn cổ-
điển và cận-đại Tàu, cùng những đoạn văn dịch các tác-phẩm trứ-danh trong
văn học Pháp. Học-sinh sẽ nhận-thức cái ảnh-hưởng của hai văn học Tàu và
Tây đối với sự tiến-hóa của quốc-văn. Lên các lớp Trung-học và Cao-đẳng,
môn văn-học cổ-điển Hán-Việt lại nên mở rộng thêm nữa.
Nhưng từ cao-đẳng tiểu-học trở lên, việc giáo-dục chuyên dùng tiếng
Pháp làm môi-giới, nên thì-giờ giảng-tập quốc-văn tất-nhiên phải hạn-chế.
Muốn bổ-khuyết cho tình-trạng ấy, chúng tôi xin cho dùng tiếng Nam để dạy
khoa Việt-sử ở tất cả các lớp. Sử học là một phương-pháp thần-diệu để hun-
đúc tinh-thần và luyện tính-cách của dân-tộc. Học lịch-sử sẽ gây cho chúng