IX. MỘT QUỐC-GIA VĂN-HỌC-VIỆN VIỆT-
NAM
Một văn-học-viện lập tại Huế, có hội-viên lưu-trú ở Nam, Bắc-kỳ và
gồm những nhân-vật trứ-danh trong trí-thức giới Việt-Nam, sẽ có lợi-ích rất
lớn cho ngôn-ngữ và văn-học nước nhà. Chỉ có một học-hội do quốc-gia
thiết-lập, mới có tính-cách lâu-dài, và đủ tư-cách để thực-hành trọn vẹn cái
công-việc lớn lao là làm cho quốc-âm ngày càng phong-phú, hoàn-thiện,
thống-nhất, và quốc-văn ngày càng phát-đạt.
Không dám sánh với những văn-học-viện của các nước văn-minh tiên-
tiến, viện Văn-học Việt-Nam tương-lai sẽ có những công-việc cần-thiết như
là biên-soạn một bộ Việt-ngữ từ-điển, một cuốn Việt-ngữ văn-pháp và sáng-
lập một Quốc-gia đồ-thư-quán.
Hiện nay chúng ta đã có những bộ từ-điển hoặc tự-điển : Pháp-Việt,
Việt-Pháp và Hán-Việt có thể cho là hoàn-bị. Nhưng hãy còn thiếu một bộ
Việt-ngữ từ-điển đại-đoàn. Hội Khải-trí tiến-đức ở Bắc-kỳ trước kia đã khởi-
thảo nhưng còn bỏ dở. Một bộ từ-điển hoàn-toàn theo ý-nghĩa nói trên phải
góp nhặt tất cả tiếng Việt-Nam hiện nay thông-dụng, cùng tất cả những
danh-từ Hán-Việt nhập-tịch vào tiếng ta, thêm vào những tiếng lai-Pháp hay
mượn ở các thứ tiếng ngoại-quốc, ngoài tiếng Tàu và tiếng Tây. Công-việc
ấy nên chia ra nhiều ban. Để làm nên một bản mục-lục tiếng Nam đầy-đủ,
ban chuyên-môn sẽ có những hội-viên thường-trú ở khắp trong nước. Họ
phải trực-tiếp với tất cả hạng người trong các nghề-nghiệp, để ghi lấy những
tiếng thông-dụng trong mỗi nghề. Ban chuyên-môn về tiếng Hán-Việt nên
chú-ý đến những chỗ sai-lầm về nghĩa chữ mà ngày nay những người viết
văn quốc-ngữ thường dùng một cách rất hàm-hồ. Những chỗ sai-lầm ấy cần
phải đính-chính ngay, trừ ra những chữ xưa nay người mình vẫn quen dùng
theo một nghĩa khác với nguyên-nghĩa của nó.
Muốn hiểu-biết tinh-tường và giảng-dạy một thứ tiếng dầu là tiếng mẹ
đẻ cũng vậy, tất phải nghiên-cứu đến bản-chất và cách sử-dụng thứ tiếng ấy,