cũ để tự tạo ra một nền thơ hoàn-toàn mới. Những cuộc tranh-luận về thơ
mới, thơ cũ do đó gây nên đã lắm phen gay-gắt.
Muốn hiểu rõ ý-nghĩa cuộc vận-động thơ mới ngày nay, chúng ta nên
lùi lại quá-khứ của thi-ca Việt-Nam từ mấy thế-kỷ trước. Từ xưa, ta vốn có
hai thể thơ : một thể theo lối ca-dao và những biến-thể của nó, ấy là thơ lục-
bát, song-thất lục-bát, hát ả-đào, hát xẩm, v.v… và một thể bắt-chước theo
thơ Tàu phần nhiều là lối thơ Đường-luật.
Trong một thể ấy, chỉ có thể thứ nhất là hoàn-toàn của dân Việt-Nam
sáng-tạo ra, và đã sản-xuất một áng văn-chương kiệt-tác là truyện Thúy-
Kiều. Còn thể thứ nhì là một thể thơ mượn, thì thật chưa hề sản-xuất được
một nền thi-ca bất-hủ, chỉ trừ ra một số ít tác-phẩm có giá-trị, vì lời thơ được
vẻ tự-nhiên và ý thơ cũng do nơi cảm-xúc thành-thực phát-lộ ra, còn phần
nhiều các thi-nhân chỉ đua nhau ở chỗ dùng chữ cho đắt, đối trọi cho cân,
gieo những vần cho khó, tìm những điển-tích cho lạ. Những tác-phẩm như
thế không có gì đáng gọi là « hồn-thơ » lai-láng và nhất là không có sức
đồng-cảm sâu-xa. Cuộc vận-động thơ mới có ý-nghĩa là phản-động lại
những lề-luật bó-buộc của thơ Tàu, để trở lại với tinh-thần thi-ca của dân-
tộc. Điệu thơ lục-bát, bởi thế, vẫn được các nhà thơ mới trọng-dụng ; và điệu
thơ tám chữ – mà người ta có thể ngờ rằng họ đã bắt chước câu thơ tám chữ
trong Pháp – thì tình-cờ cũng lại là điệu thơ trong thể ca-trù, một thể thơ
hoàn-toàn Việt-Nam.
Ở địa-hạt thi-ca cũng như ở địa-hạt khác trong văn-học Việt-Nam hiện-
đại, chúng ta sẽ thấy những sự cải-cách táo-bạo cũng như những bước trở lại
bất-ngờ về cỗi-gốc. Song trên con đường tiến-hóa không ngừng ấy, các nhà
thơ cùng các nhà văn Việt-Nam nên đặt mình trên những cuộc tranh-luận
nhất-thời để cùng nhằm theo một đích chung : ấy là cái sứ-mệnh về xã-hội
và quốc-gia, mà họ phải làm cho trọn-vẹn. Văn-học trước khi là một món
tiêu-khiển, phải là đồ ăn của trí-não tinh-thần. Văn-học phải đi xát với cuộc
đời cảnh thực-tế trong xã-hội, với cái lớn-lao cũng như cái tồi tàn của nó, sẽ
cung tài-liệu cho văn-sĩ và thi-sĩ ta để tạo nên những tác-phẩm văn-chương
có khí-lực mạnh-mẽ.