ta một tư-tưởng quốc-gia chân-chính và giúp ta nhận-thức cái di-sản của đời
trước để lại. Bởi vậy dùng tiếng Nam để dạy sử Nam là một việc rất nên
mong mỏi được thi-hành, cái lợi-ích đối với tiếng ta và sự huấn-luyện tinh-
thần của chúng ta đều trọng-đại.
Phương-pháp dạy chữ Hán ở các trường Pháp-Việt ngày nay hình như
không có chuẩn-đích nhất-định và hiệu-quả cũng chẳng được bao lăm. Đối
với đa-số học-sinh, lớp học chữ Hán chỉ là một lớp « trống », một giờ « chơi
» hay là một món làm thêm bề-bộn chương-trình học-khóa mà thôi. Cái lợi-
ích đối với họ sau khi ra trường cơ-hồ như không có vậy.
Việc học chữ Hán ở các trường cần chấn-chỉnh lại, và theo ý chúng tôi,
nó phải theo hai mục-đích : một gần, một xa.
Mục-đích gần là dạy cho trẻ con An-Nam một số ít chữ Hán có quan-hệ
đến lịch-sử hay nhân-sinh-quan của người mình : những câu chữ Hán mà
chúng nó thường thấy khắc ở các đình, miếu chùa, đền, các nhà thờ-tự,
những câu đối, những bài văn bia ngăn-ngắn, có ghi dấu một vết gì về quá-
khứ, hay một tư-tưởng gì của ông cha ngày xưa để lại.
Có kẻ sẽ bảo mục-đích như thế hẹp-hòi và thiển-cận. Nhưng chúng ta
có thể mong gì hơn với một khoa-học Hán-văn mỗi tuần chỉ có một giờ ?
Mục-đích cao-xa là dạy cho học-sinh ban Cao-đẳng tiểu-học và trung-
học, có một cơ-sở và một phương-pháp, để những người hiếu-học có thể
ngày sau tự mình nghiên-cứu Hán-văn cho đến bậc thâm-thúy. Học-trò sẽ
học qua 214 chữ cái, tức là 214 bộ dùng để kết-hợp nên tất-cả các chữ khác.
Họ sẽ học kỹ-lưỡng về văn-pháp trong hai lối văn cổ-điển và cận-đại, rồi
đến văn-pháp của tiếng Bạch-hoại là một lối văn phổ-thông ở Tàu ngày nay,
cũng tựa như văn quốc-ngữ của ta. Đồng-thời họ sẽ học mặt chữ những
danh-từ Hán-Việt mà ngày thường họ đã hiểu nghĩa. Rồi đến học những bài
Hán-văn mà trong giờ quốc-văn đã dịch ra để giảng dạy cho họ rồi. Sự liên-
lạc mật-thiết ấy giữa hai lớp quốc-văn và Hán-văn, chủ-ý là để cho học-trò
khỏi phí nhiều tâm-lực, vì mỗi bài Hán-văn đều học qua hai lần, và như thế
hiệu-quả sẽ chắc-chắn hơn. Học-trò lại sẽ có dịp so-sánh ngữ-pháp của tiếng