LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 42

mọi điều, từ viết bài, in báo, xếp báo và bán báo. Nhà in báo cũng không bao
giờ được an toàn, phải di động nay đây mai đó, và ngay cả người đọc báo
cũng không được yên thân. Thế mà tờ báo sống được mới là chuyện hi hữu.

Nguyễn An Ninh, một người nổi tiếng thông minh xuất chúng ngay từ

ngày học tiểu học tại Pháp và đậu cử nhân Luật, khi về nước không chịu đi
tìm cuộc sống nhung lụa trong hàng ngũ quan lại mà chỉ thích đi làm báo.
Ông thích « dùng báo tiếng Tây để chửi Tây », và vì vậy mà tờ báo của ông
nhiều lần bị Tây làm cho khốn đốn, một đôi lần đình bản tạm rồi lại sống lại.
Nó sống được vì nó là tờ báo của những người yêu nước, và nhờ nó mà
Nguyễn An Ninh trở thành thần tượng của giới trẻ thời đó.

Một điểm khác đáng chú ý về sinh hoạt báo chí trong giai đoạn này là

chính những tờ báo Pháp ngữ đã mở đường cho cuộc đấu tranh tư tưởng
chống lại người Pháp và để cho các báo Việt ngữ noi theo. Đây là một
nghịch lý theo một nhà quan sát, nhưng trên thực tế, báo chí Việt ngữ, đáng
lẽ mở màn cuộc chiến chống Pháp bằng ngòi bút thì lại ngồi chờ cho đến khi
các báo Pháp ngữ khai chiến đã đời rồi mới tà tà nhập cuộc. Có nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng sự dấn thân của các báo Việt ngữ vào cuộc đấu tranh
chống Pháp thực sự không phải do sự dẫn đường của báo chí Pháp ngữ mà
chỉ là do những biến cố lịch sử trọng đại khích động dư luận đương thời.

Thực vậy, mọi người Việt trong thời gian này đều mang một tâm tư

chung hướng về đất nước, và một khi có biến cố quan trọng xảy ra, mọi
người cùng chia xẻ với nhau nỗi buồn vui tập thể hay bất mãn với nhà cầm
quyền Pháp. Với một tâm tư như thế, tin Cụ Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng
Hải và giải về Hà Nội để đem ra xử tại Hội Đồng Đề Hình vào ngày 23-11-
1925 đã làm cho dư luận giao động tột độ. Ngàn người như một người đều
phẫn uất về vụ án này sau đó, lại người như một người cùng đau buồn vì cái
tang chung là cụ Phan Chu Trinh vĩnh viễn ra đi vào năm 1926 tại Saigon.
Nỗi phẫn uất và sự buồn đau của cả nước lúc đó đã được báo chí biểu lộ một
cách trung thực và sôi nổi trong cả hai biến cố.

Trở lại với sinh hoạt báo chí, sau tờ La Cloche Felée, một tờ báo mới

đã xuất hiện mang tên Đông Pháp Thời Báo do hai nhà tân học có tâm huyết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.