LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 40

rất nhiều nên phải nhớ lại lời hứa cũ và cố gắng thực hiện không nhiều thì ít.
Vả lại, nếu sai lời hứa và cứ tiếp tục bóp nghẹt quá có thể đưa tới tình trạng
tức nước vỡ bờ chẳng có lợi gì cho chính quyền bảo hộ.

Nhờ những lời hứa đó mà người Việt Nam được quyền ra làm chủ báo.

Làng báo Việt nhân cơ hội này chuyển mình mạnh mẽ. Ở Bắc, Nguyễn Hữu
Thụ ra tờ Thực Nghiệp Dân Báo vào năm 1920, trong khi Bạch Thái Bưởi
cho xuất bản tờ Khai Hóa Nhật Báo vào năm 1921.

Tại Nam Việt, Nguyễn Kim Đính xuất bản tờ Đông Pháp Thời Báo, ra

những ngày thứ hai, thứ tư và thứ sáu mỗi tuần. Tờ báo này sống được 6
năm từ 1923 tới 1929. Cũng trong năm 1923, tờ Khoa Học Tạp Chí ra đời và
sống cho tới năm 1926. Trong thời gian này, cả Hội Truyền Giáo cũng cho
ra 1 tờ báo lấy tên là Trung Hòa Nhật Báo, xuất bản 1 tuần 2 kỳ. Tới năm
1924, tờ L’Impartial, một cơ quan ngôn luận binh vực quyền lợi người Pháp
tại Đông Dương được cho ra chào đời ấn bản tiếng Việt của nó là tờ Trung
Lập Báo. Tờ này sống được tới năm 1933 thì đóng cửa.

Về phần tạp chí, người ta không quên được tờ Hữu Thanh, một tờ bán

nguyệt san có uy tín khá vững chắc trong nền văn học nghệ thuật và ý thức
dân tộc. Chủ trương của tờ báo này là « nương tựa vào nước Pháp mà tiến
lên con đường văn minh ». Nhóm chủ trương là Hội Bắc Kỳ Công Thương
Đổng Nghiệp gồm nhiều nhân vật có tăm tiếng, nhưng uy tín của tờ báo chỉ
dựa vào những bài viết giá trị của nhà thơ lỗi lạc ngày đó là Tản Đà Nguyễn
Khắc Hiếu và « Ông Nghè » Ngô Đức Kế. Về phần Tản Đà, ông thường
sáng tác những bài thơ đầy ý nghĩa yêu nước, kêu gọi mọi người đoàn kết
với nhau để đạt mục đích chung là tranh đấu dành độc lập. Trong khi đó,
Ngô Đức Kế đưa ra những bài viết hoàn toàn nằm trong phạm vi văn học,
chống đối lại chủ trương đề cao truyện Kiều của Phạm Quỳnh.

Khảo sát về báo chí trong giai đoạn này, chúng ta không thể bỏ qua mà

không nhìn tới khía cạnh pháp lý ảnh hưởng tới sinh hoạt báo chí. Nhà nước
Bảo Hộ tuy giữ đúng lời hứa trước đây là cho phép người Việt ra báo, nhưng
lại tìm cách kềm kẹp báo chí Việt bằng những đạo luật khắt khe. Khắt khe
nhất trong số này là đạo luật ban hành ngày 29-7-1881, cho phép xuất bản

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.