LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 39

1907 : Đăng Cổ Tùng Báo (ở Bắc là Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo đổi

ra do Schneider sáng lập, Nguyễn Văn Vĩnh trông nom phần quốc ngữ và
Đào Nguyên Phổ trông nom phần Hán Văn).

1909 : Nam Kỳ Địa Phận (tuần báo).

1912 : An Hà Nhật Báo (tờ báo Tỉnh đầu tiên của nước ta do Luật Sư

Gallois Monbrun sáng lập, ra hàng tuần ở Cần Thơ, về sau đổi lại tên là An
Hà Báo).

1913 : Đông Dương Tạp Chí

1913 : Trung Bắc Tân Văn (ở Bắc, Schneider sáng lập, Nguyễn Văn

Vĩnh chủ trương, có Hoàng Tăng Bí, Dương Bá Trạc và Nguyễn Đỗ Mục
cộng tác).

1915 : Công Luận Báo (ra ngày thứ ba và thứ sáu hàng tuần, ấn bản

tiếng Việt của tờ L’Opinion, cơ quan bênh vực quyền lợi của người Pháp tại
Đông Dương).

1917 : Nam Trung Nhật Báo (Schneider sáng lập, có tên Pháp ngữ là

Le Courrier de la Cochinchine, chủ nhơn là Renoux và Nguyễn Văn Của,
chủ bút là Nguyễn Tử Thức).

1917 : Nam Phong Tạp Chí.

2. THỜI KỲ BÁO CHÍ ĐI VÀO Ý THỨC QUỐC GIA (1918-1929)

Năm 1918, đại chiến thứ nhất chấm dứt. Pháp ca khúc khải hoàn sau

bốn năm gian khổ vì khói lửa. Trong những năm này, dân các xứ thuộc địa
và bảo hộ đã cùng nhau đưa lưng gánh vác cùng « mẫu quốc ».

Chính vì sự gánh vác chung đó mà nhà nước bảo hộ đã phải nhớ lại

những lời hứa cùng dân thuộc địa trước đây. Nào là hứa cho tự do ngôn
luận, nào là hứa trao quyền độc lập. Tất cả những lời hứa này đã được chính
quyền thực dân đưa ra khi kêu gọi lính thuộc địa tòng chinh, hoặc hô hào
dân thuộc địa mua quốc trái và giữ gìn an ninh trật tự. Sau khi chiến tranh
chấm dứt, nhà nước bảo hộ thấy rằng dân trí các xứ thuộc địa đã mở mang

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.