LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 38

góp của tờ báo này chẳng những hữu ích cho nhiều người vào thời kỳ đó mà
còn tỏ ra bổ ích lâu dài như một thứ tài liệu dành cho nhiều năm về sau. Các
nhà phê bình văn học cho rằng Nam Phong Tạp Chí đã tiếp tay nhóm Đông
Dương Tạp Chí để đưa quốc văn tiến thêm một bước nữa, và văn học sử
nước nhà có bổn phận phải ghi công lao của kẻ đã chủ trương tờ báo này.

- Các tờ báo khác (xuất bản trong thời gian từ 1865 tới 1917)

Ngoài 3 tờ chính yếu : Gia Định Báo, Đông Dương Tạp Chí và Nam

Phong Tạp Chí, trong thời gian lệ thuộc chính quyền bảo hộ, báo chí nước ta
còn có sự góp mặt của một số báo khác nhưng chẳng có tờ nào đặc biệt về
hình thức cũng như về nội dung. Tất cả những tờ báo này đều là công cụ của
nhà nước bảo hộ, lần lượt xuất hiện và được xếp theo thứ tự mà Nguyễn
Ngu Ý đã trình bầy trong số Bách Khoa tháng 1 năm 1966 như dưới đây :

1865 : Gia Định Báo (báo tuần, Ernest Potteaux sáng lập)

1868 : Phan Yên Báo (Diệp Văn Cương, một công chức dân Tây biên

tập nội dung do Phan Yên Trấn chủ trương)

1883 : Nhật Trình Nam Kỳ (vừa chữ Pháp vừa chữ Việt)

1892 : Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo (ở Bắc, báo chữ Hán do

Schneider sáng lập, sau đổi ra Đăng Cổ Tùng Báo).

1901 : Nông Cổ Mín Đàm (tuần báo do Canavaggio sáng lập, Dũ Thúc,

Lương Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Đồng Trụ, Lê Vân Trung,
Tân Châu Nguyễn Chánh Sát thay nhau làm chủ bút)

1905 : Đại Việt Tân Báo (ở Bắc, Ernest Babut sáng lập, Đào Nguyên

Phổ chủ bút, chia làm 2 phần, một bên in chữ quốc ngữ và 1 bên in chữ Hán)

1905 : Nhật Báo Tỉnh (Georges Garros sáng lập với mục đích « dạy dỗ

loài người An Nam » theo lời tuyên bố trên nhãn báo. Có Thái Chiêu Đình
và Nguyễn Phong Quang hợp tác)

1907 : Lục Tỉnh Tân Văn (tuần báo, do Pierre Neantet sáng lập, Trần

Nhựt Thăng chủ bút, Nguyễn An Khương làm chủ sự)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.