LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 114

bổ nguồn lực đến những cách sử dụng có lợi nhuận cao nhất: sản xuất những
hàng hóa mà con người mong muốn sở hữu nhất.

Với nguyên tắc lập kế hoạch từ trung ương, tất cả những điều này đều

phải được quyết định bởi chính phủ. Ở Liên bang Xô viết nhiều quyết định
được đưa ra bởi người đứng đầu: Joseph Stalin. Ông ta luôn luôn phải có
mặt trong các buổi hợp để ra quyết định. Phần lớn trong số đó là các vấn đề
mà các nhà lãnh đạo phải giải quyết, chẳng hạn như thiết lập các bộ ban
ngành mới và ký kết các thỏa thuận với các cường quốc khác. Nhưng ông
cũng được yêu cầu đưa ra quyết định về những vấn đề nhỏ nhặt của nền kinh
tế như: liệu cây cầu mới nên có một hay hai làn đường và nên trồng rau ở
quận nào của Moscow. Có hàng trăm vấn đề phải thảo luận trong các cuộc
họp của ông với nhân viên cấp dưới. Không có gì đáng ngạc nhiên khi ông
đã nổi cáu và hét vào mặt cấp dưới rằng: “Đống giấy tờ mà các anh ném vào
mặt tôi đã cao đến tận cổ rồi.”

Tuy nhiên vấn đề mà Mises nhận ra còn nghiêm trọng hơn cả sự quá tải

thông tin. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả cho thấy gỗ được sử dụng ở
đâu thì có lợi nhất. Không có giá cả thì không có cách nào xác định được
nên dùng gỗ như thế nào, hay là nên sản xuất bao nhiêu đôi giày, nên làm ra
bao nhiêu cái bánh mì. Cũng không có cách nào để biết chúng ta nên bỏ bao
nhiêu tiền để mua một chiếc bánh mì hay một bánh xà bông. Đơn giản là vì
không có thước đo. Và khi chính phủ tự mình định giá thì thị trường không
bao giờ có thể vận hành tốt được. Thông thường bánh mì hay xà bông được
định giá thấp đến mức mà mọi người muốn mua nhiều hơn hẳn số lượng
chúng được sản xuất. Chính vì thế mà mọi người xếp thành hàng dài đứng
chờ bên ngoài các cửa hàng. Vì thế, theo Mises, các quyết định của Stalin về
giá cả và sản xuất chỉ là “mò mẫm trong bóng tối”. Mises cho rằng: “Chủ
nghĩa xã hội là sự bãi bỏ một nền kinh tế có lý trí”. Lý do của các vấn đề
trong nền kinh tế Xô viết là bản thân sự tồn tại của hệ thống chủ nghĩa xã
hội là một sự vô lý.

Bài báo của Mises như đổ thêm dầu vào lửa trong cuộc tranh cãi khốc

liệt về vấn đề liệu chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa cộng sản tốt hơn: nếu chủ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.