LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 146

giáo sư, đã được sơ tán đến Cambridge và ông đã sống trong trường đại học
của Keynes. Hai người hàng xóm có những phản ứng rất khác nhau với
những thảm họa của thập niên 1930 và 1940, hiện trạng thất nghiệp hàng
loạt trên toàn thế giới, và sự nổi lên của Đức Quốc xã ở Đức đã châm ngòi
cho một cuộc xung đột rất lớn và đó là lý do họ dành cả đêm trên mái nhà.

Chủ nghĩa phát xít, tất nhiên, là một hệ thống khủng khiếp đầy tàn nhẫn

và giết chóc. Thật dễ dàng để tin rằng, trong khi Đức Quốc xã đại diện cho
cái ác triệt để, thì các nước đối lập hoàn toàn khác biệt so với nó - là những
xã hội hoàn toàn tốt đẹp và công bình. Phản ánh mọi chuyện như thế liệu đã
đủ hay chưa? Hayek nghĩ là chưa. Trong thực tế, ông đã phát ngôn ra những
câu khá khó chịu - thậm chí gây sốc. Đúng là Anh và Mỹ là những kẻ thù
lớn nhất của Đức Quốc xã và đã chiến đấu và đánh bại đế chế này, nhưng họ
có nhiều điểm chung với Đức Quốc xã hơn là họ muốn thừa nhận. Nền kinh
tế Đức được kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ Đức Quốc xã. Ở Anh cũng
vậy, nhiều người tin rằng chính phủ nên điều hành mọi thứ. Hayek nói rằng
niềm tin này cuối cùng có thể dẫn đến sự kiểm soát hoàn toàn của chính phủ,
không chỉ đối với nền kinh tế mà là toàn bộ đời sống nói chung. Kết quả
cuối cùng sẽ là “chủ nghĩa toàn trị”, một xã hội trong đó chính phủ là đấng
toàn năng và yêu cầu mọi người phải hoàn toàn phục tùng nó. Nếu bạn trái
lệnh, bạn phải đối mặt với nhà tù hoặc thậm chí là cái chết. Chuyện đó đã
xảy ra ở Đức, và nếu mọi người không cẩn thận thì nó cũng sẽ xảy ra ở Anh.

Làm sao Hayek lại có thể so sánh Đức Quốc xã với các quốc gia tự do,

dân chủ như Anh và Mỹ như thế? Chắc hẳn sự so sánh là lố bịch nhỉ? Để
hiểu những gì ông ấy ám chỉ, chúng ta cần phải nhìn vào những gì đã xảy ra
với nền kinh tế châu Âu trong Thế chiến II và sau đó. Khi chiến tranh nổ ra,
các chính phủ đã tiếp quản việc điều tiết sản xuất. Tại Anh, chính phủ đã ra
lệnh cho các nhà máy sản xuất nhiều súng và máy bay cho quân đội hơn và
ít hàng hóa thông thường như quần áo và giày dép hơn. Điều đó có nghĩa là
mọi người có ít thứ để mua hơn. Người mua được phân bổ một lượng hàng
hóa cơ bản cố định như bơ, trứng và đường thay vì có thể mua bất cứ thứ gì
họ muốn bằng tiền của mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.