LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 162

Trong những năm 1950, người da đen ở Mỹ bị phân biệt đối xử nghiêm

trọng trong vấn đề việc làm và tiền lương. Becker đã xem sự kỳ thị người da
đen của một người sử dụng lao động phân biệt chủng tộc như một loại sở
thích. Nếu bạn thích nhạc rock hơn nhạc jazz, thì tức là so với nhạc rock bạn
không thích nhạc jazz, và bạn sẽ không sẵn sàng trả nhiều tiền cho một
album nhạc jazz như một album nhạc rock. Cũng theo cách này, những
người chủ cửa hàng phân biệt chủng tộc không muốn trả lương cho một
người da đen nhiều như cho một người da trắng để làm cùng một công việc.
Giả sử một người da đen phải chấp nhận mức lương thấp hơn 50 đô la so với
người da trắng để có cơ hội nhận được một công việc từ một chủ cửa hàng
phân biệt chủng tộc. Becker gọi 50 đô la đó là “hệ số phân biệt đối xử”. Chủ
cửa hàng phân biệt chủng tộc sẵn sàng trả thêm 50 đô la cho nhân viên da
trắng. Do đó, họ sẽ phải trả nhiều hơn cho nhân viên của mình so với các
nhà tuyển dụng không phân biệt chủng tộc, những người có được nhân viên
có trình độ tương tự mà chỉ tốn một phần chi phí. Người ta thường cho rằng
sự phân biệt đối xử của người da trắng với người da đen làm cho người da
đen luôn nghèo và người da trắng luôn giàu. Ở đây Becker cho thấy rằng
những người phân biệt chủng tộc cũng chịu thiệt hại.

Người Do Thái cũng bị phân biệt đối xử trong việc làm. Nhưng họ chỉ

chiếm một phần nhỏ dân số và do đó chịu ảnh hưởng ít hơn bởi vì họ có thể
đảm bảo rằng họ chỉ chấp nhận việc làm từ các nhà tuyển dụng không phân
biệt chủng tộc. Ở Mỹ, người da đen chiếm một phần dân số lớn nên không
phải tất cả họ đều có thể tìm được việc làm từ những người sử dụng lao
động không phân biệt chủng tộc. Nhiều người sẽ không có sự lựa chọn nào
khác ngoài làm việc cho các ông chủ phân biệt chủng tộc. Do đó, lý thuyết
của Becker cho thấy rằng tiền lương trung bình của người da đen sẽ thấp
hơn tiền lương trung bình của người Do Thái ngay cả khi người sử dụng lao
động phân biệt chủng tộc ghét người Do Thái cũng nhiều như họ ghét người
da đen. Nhóm bị phân biệt đối xử càng lớn thì càng có nhiều thành viên của
nó phải làm việc với mức lương thấp cho các ông chủ phân biệt chủng tộc,
những người trả nhiều tiền hơn để thuê người từ nhóm chủng tộc họ ưa
chuộng. Đó là lý do tại sao, Becker nói, chế độ a-pác-thai ở Nam Phi, trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.