LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 202

chính phủ có thể thúc đẩy nền kinh tế và giảm tỉ lệ thất nghiệp trong khi
khiến lạm phát tăng lên một chút. Trong thập niên 1960, lạm phát đã dần
dần tăng lên và vào những năm 1970, các nhà kinh tế đã phải vắt óc suy
nghĩ vì lạm phát tăng cao cùng với tỉ lệ thất nghiệp cao kéo dài, chứ không
phải ở mức thấp như đường cong Phillips dự đoán. “Lạm phát đình trệ” trở
thành cái tên cho một sự kết hợp bất hạnh: tỉ lệ thất nghiệp cao - kinh tế
“đình trệ” - và lạm phát cao. Đường cong Phillips đang sập xuống, và đi
cùng với nó là nền tảng của kinh tế học Keynes.

Các nhà kinh tế học tìm kiếm lời giải thích. Một số người nghĩ rằng

lạm phát là do giá dầu cao bất thường làm tăng chi phí của các công ty và
kéo theo đó là giá cả hàng hóa của họ. Những người khác đổ lỗi cho các
công đoàn lao động (các tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động)
vì đòi hỏi mức lương cao. Mức lương cao buộc các công ty phải áp mức giá
cao hơn. Bề ngoài, các cuộc đình công dường như có mối liên hệ nào đó với
nó. Chính phủ đang cố gắng kiềm chế lạm phát bằng cách khuyến khích các
công đoàn và người sử dụng lao động đồng ý với mức tăng lương khiêm tốn.
Mặc dù vậy, thông thường, họ sẽ thỏa thuận những khoản tăng lớn hơn và
đôi khi các công đoàn rốt cuộc lại phát động đình công.

Keynes đã luôn là người khổng lồ trong tư duy chính sách kinh tế thế

kỷ 20. Trong bối cảnh kinh tế rối ren của thập niên 1970, một người khổng
lồ mới đã xuất hiện: một người đàn ông Mỹ nhỏ con, đầy quyết tâm tên
Milton Friedman (1912-2006), người đưa ra một lời giải thích mới, lời giải
thích cách mạng hóa kinh tế học. Ông sinh ra ở Brooklyn, New York, có bố
mẹ là người Do Thái nghèo di cư từ Hungary sang, và bước sang tuổi trưởng
thành trong thời kỳ Đại khủng hoảng vào những năm 1930. Giống như
Keynes, nhiều ý tưởng của ông là phản ứng trước thảm họa kinh tế đó; nó đã
truyền cảm hứng cho Friedman trở thành một nhà kinh tế học. Nhưng các lý
thuyết của Friedman trái ngược với những lý thuyết của Keynes và họ đã
vạch nên những chiến tuyến mới trong kinh tế học. Friedman tin rằng những
vấn đề của thập niên 1970 là kết quả của sự can thiệp quá nhiều từ chính
phủ, chứ không phải là quá ít. Giống như Keynes, ông không muốn suy nghĩ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.