LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 205

“thực”. Người bán dứa thuê nhiều người hơn để giúp họ thu hoạch dứa và do
đó tỉ lệ thất nghiệp giảm. Trên thực tế, đây là cách mà đáng lẽ đường cong
Phillips trong kinh tế học Keynes phải hoạt động. Khi chính phủ thúc đẩy
nền kinh tế bằng cách tăng nguồn cung tiền thì sau đó tỉ lệ thất nghiệp giảm
và nền kinh tế tăng trưởng. (Điều tương tự cũng xảy ra thông qua chính sách
mà Keynes ưa thích là chính phủ chi tiêu nhiều hơn.) Khi có nhiều người ưa
chuộng dứa hơn, giá bắt đầu tăng lên, do đó có mối liên hệ giữa tỉ lệ thất
nghiệp thấp và lạm phát cao cũng tăng lên. Friedman tin rằng điều này chỉ
có thể duy trì trong một khoảng thời gian ngắn. Mọi người làm việc nhiều
hơn vì người bán dứa trả cho họ mức lương cao hơn. Nhưng sau đó không
lâu, giá của dứa tăng lên. Tiền lương “thực” của mọi người - được đo lường
bằng số lượng dứa họ có thể mua - không cao thêm nữa. Vấn đề là người lao
động đã nhầm lẫn lương “tiền” với lương “thực tế”. Các nhà kinh tế học gọi
đó là “ảo giác về tiền”. Một khi người lao động nhận ra sai lầm của họ, họ
ngừng làm việc nhiều như thế và nền kinh tế lại quay trở về với tỉ lệ có việc
làm như ban đầu, thấp hơn. Hệ quả duy nhất là lạm phát trở nên cao hơn.

Vì vậy, mặc dù việc thúc đẩy kinh tế có thể hiệu quả một chút, nhưng

sau đó là các di chứng tai hại: tỉ lệ có việc làm như ban đầu trở lại đi kèm
với lạm phát cao hơn. Chính phủ chỉ có một cách để duy trì sự thúc đẩy đối
với tỉ lệ có việc làm, nhưng Friedman đã so sánh nó với hành động của
người nghiện rượu. Cũng giống như một tay nghiện rượu giải quyết cơn
chuếnh choáng bằng cách nốc thêm một ly whisky khác, chính phủ có thể cố
gắng bơm tiền vào nền kinh tế một lần nữa. Tiền lương và giá cả tăng cao
hơn và, như trước đây, tỉ lệ có việc làm tăng lên miễn là người lao động tin
một cách sai lầm rằng mức tiền lương cao hơn của họ là cao hơn trên thực
tế. Khi họ nhìn thấy sai lầm của mình, họ giảm nguồn cung lao động của họ.
Một lần nữa nền kinh tế trở lại mức thất nghiệp ban đầu với lạm phát cao
hơn. Tỉ lệ có việc làm ban đầu là mức “tự nhiên” của nền kinh tế - tổng số
lượng công nhân mà các công ty sử dụng với mức họ có thể sản xuất. Cố
gắng thúc đẩy nền kinh tế vượt lên trên mức đó là vô nghĩa. Tất cả những gì
nó làm là gây ra lạm phát cao hơn bao giờ hết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.