LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 269

trông giống như các khoản đầu tư an toàn. Kết quả là thông tin ngừng chảy
qua các thị trường tài chính và, như chúng ta đã thấy trong Chương 33,
không có thông tin thì thị trường không thể hoạt động tốt.

Vì sự chứng khoán hóa, những khoản tiền trả nợ vay của người phụ nữ

ở San Antonio không nhất thiết được nhận bởi chi nhánh ngân hàng Texan
tại San Antonio nơi cô vay. Chúng có thể đã tới một ngân hàng đầu tư ở
London nơi đã mua một số chứng khoán mà khoản vay của cô đã đi vào.
Ngân hàng ấy không biết gì về người phụ nữ đó, nhưng khi cô ngừng trả nợ
khoản vay của mình, nó bị mất tiền. Lehman Brothers đã mua nhiều chứng
khoán tới nỗi mà ngân hàng này phá sản khi hàng triệu chủ nhà ngừng trả
nợ. Các ngân hàng ngừng cho vay lẫn nhau bởi vì họ sợ rằng các ngân hàng
khác có thể bị phá sản. Họ cũng ngừng cho vay tiền đối với những người
hoàn toàn có khả năng trả nợ. Toàn bộ hệ thống tài chính - việc chuyển tiền
từ những người tiết kiệm cho những người sử dụng tiền để mua nhà hoặc
thành lập doanh nghiệp - dần dần đình trệ.

Để đối phó với cuộc khủng hoảng, Mỹ, Trung Quốc và các nước châu

Âu bắt tay vào đưa ra các chính sách báo hiệu sự trở lại của tư tưởng được
khởi xướng bởi John Maynard Keynes - vị sư tổ về tri thức của Minsky. Như
Keynes khuyến nghị, các nước này tăng chi tiêu để làm sống lại nền kinh tế,
và những nỗ lực của họ dường như đã được đền đáp. Trong thời kỳ suy
thoái, những khoản thâm hụt của chính phủ - khoảng cách giữa chi và thu -
thường tăng lên, vì khi mọi người và doanh nghiệp kiếm được ít hơn, số tiền
thuế thu được sẽ giảm. Chính phủ vay để bù đắp thâm hụt, do đó, các khoản
nợ của họ cũng tăng. Sau một vài năm thực hiện chính sách Keynes, các
chính phủ ở châu Âu bắt đầu lo lắng về việc thâm hụt ngân sách và các
khoản nợ tăng lên. Họ đã đảo ngược chính sách đó thành chính sách “thắt
lưng buộc bụng”: cắt giảm chi tiêu cho các dịch vụ công và phúc lợi xã hội.
Những người theo trường phái Keynes cho rằng sự thắt lưng buộc bụng đến
quá sớm. Thời gian để giảm thâm hụt là khi nền kinh tế được kích nổ một
lần nữa, họ nói. Khi đó, nhiều người có việc làm và các công ty có lợi nhuận
sẽ tăng nguồn thu thuế. Cho đến lúc đó, chính sách chi tiêu khắc khổ sẽ chỉ
làm tăng trưởng chậm lại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.