phần còn lại rất nhiều, kéo mức thu nhập trung bình lên, có nghĩa là hầu hết
mọi người trong dân số đều kiếm được ít hơn mức trung bình. Các nhà
thống kê tóm gọn những gì bạn nhìn thấy thành một thứ biệt ngữ: họ nói
rằng phân phối thu nhập của xã hội là “khập khiễng”. Các nhà kinh tế học
gọi nó là sự bất bình đẳng.
Trong những năm 1970, cuộc diễu hành hẳn sẽ có đôi chút khác biệt.
Bạn vẫn thấy những người khổng lồ ở cuối hàng, nhưng không phải những
người có kích thước to lớn đến như vậy. Và bạn sẽ không dành quá nhiều
thời gian của cuộc diễu hành nhìn xuống những người tí hơn nối bước nhau.
Thu nhập được trải đồng đều hơn nhiều trong dân số. Kể từ đó, người giàu
đã kiếm được lợi nhuận nhanh hơn so với phần còn lại: trong thập niên
1970, 1% người có thu nhập hàng đầu của Mỹ kiếm được dưới một phần
mười thu nhập của quốc gia. Vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, những
người đó kiếm được khoảng một phần năm.
Nhiều người lo lắng rằng sự bất bình đẳng đã trở nên quá rõ rệt. Trong
vài năm qua, phong trào Chiếm đóng đã phản đối sự tăng trưởng nhanh
chóng của những người khổng lồ cao nhất, cái gọi là “1%” của những người
có thu nhập cao nhất. Ở các thành phố lớn, những người biểu tình đã cắm
trại và thành lập các trường đại học tạm thời, nơi mọi người tranh luận về
những lý do làm gia tăng sự bất bình đẳng và những gì có thể làm để giải
quyết nó. Các giáo sư kinh tế học tham gia cuộc tranh luận. Nhà kinh tế học
người Pháp Thomas Piketty (sinh năm 1971) đã xuất bản một cuốn sách vào
năm 2014, Tư bản trong thế kỷ hai mươi mốt (Capital in the Twenty-First
Century), phân tích sự nổi lên của những người giàu và khẳng định những lo
sợ về việc họ đã vượt qua mọi người khác nhanh chóng như thế nào.
Làm thế nào mà những gã khổng lồ có thể trở nên to lớn đến vậy? Karl
Marx nói rằng họ là những nhà tư bản bóc lột công nhân để kiếm tiền;
Joseph Schumpeter thì nói rằng họ là những người táo bạo chấp nhận rủi ro
và trở nên giàu có khi họ gặp may mắn. Kinh tế học phổ biến có một câu
chuyện ít màu sắc hơn. Câu hỏi đặt ra là điều gì quyết định tiền lương,
nguồn thu nhập của hầu hết mọi người. Kinh tế học nói rằng công nhân