LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 276

thực sự có thể dùng để phân phối lại là đánh thuế trên số tiền mà những
người giàu kiếm được và đưa nó cho người nghèo. Khi đó, các nhà kinh tế
học lo lắng rằng quá nhiều thuế sẽ ảnh hưởng đến hành vi của con người: tại
sao lại phải làm việc chăm chỉ nếu bạn bị trừ mất một phần thu nhập của
mình vì thuế? Các nhà kinh tế học nói về sự đánh đổi giữa công bằng và
hiệu quả. Thị trường ban đầu có hiệu quả - Định lý phúc lợi thứ nhất cho
thấy điều này - nhưng khi các chính phủ can thiệp bằng cách phân phối lại
thu nhập, họ làm mất đi tính hiệu quả. Vì vậy, việc phân phối lại sẽ dẫn đến
sự bình đẳng lớn hơn nhiều, nhưng khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn.
Bạn có thể hình dung vấn đề như việc sử dụng một cái xô để mang tài sản từ
người giàu sang người nghèo: sẽ luôn có nước sánh ra ngoài khi bạn xách nó
trên đường. Xã hội nên cân bằng sự công bằng giành được với sự rò rỉ về
hiệu quả như thế nào?

Nhà kinh tế học người Anh Anthony Atkinson (1944-2017) nói rằng

tình thế tiến thoái lưỡng nan này đã bị phóng đại. Trước hết là vì, Định lý
phúc lợi thứ nhất không đúng trong thực tế: thị trường không bắt đầu ở trạng
thái hiệu quả mà sau đó sẽ bị phá vỡ bởi sự phân phối lại. Thị trường thường
bắt đầu khá kém hiệu quả. Chiếc xô đã bị rò nước từ trước khi bạn xách nó
lên. Ví dụ: thị trường không hiệu quả khi mọi người thiếu thông tin quan
trọng. Một ví dụ là người sử dụng lao động không thể quan sát nhân viên
của họ đang làm việc tốt đến đâu - nhưng mức lương cao hơn có thể khuyến
khích mọi người làm việc chăm chỉ, nâng cao hiệu quả. Atkinson nói rằng
mức lương tối thiểu hào phóng có thể làm giảm sự bất bình đẳng và tính cải
thiện hiệu quả. Có nhiều lý do khác khiến sự bình đẳng và hiệu quả có thể đi
cùng nhau. Các nhà kinh tế học đôi khi nói rằng sự bất bình đẳng là động lực
thúc đẩy mọi người làm việc với hy vọng làm giàu. Nhưng hy vọng đó trở
nên không thực tế khi sự bất bình đẳng là cực đoan. Trong trường hợp đó, sự
bất bình đẳng không làm cho mọi người làm việc chăm chỉ; thay vào đó họ
có thể lâm vào nỗi tuyệt vọng rằng sẽ không bao giờ có thể bắt kịp. Một nền
kinh tế có năng suất cao cũng phụ thuộc vào việc lực lượng lao động của nó
đang khỏe mạnh và được giáo dục, và điều này bị đe dọa khi nhiều người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.