LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 36

chính là những gì mà những người theo chủ nghĩa trọng nông tin là đã xảy
ra ở Pháp.

Những đường dích dắc của Quesnay gây ấn tượng và khiến mọi người

khó hiểu. Ngay khi Mirabeau tìm ra ý nghĩa của chúng, ông tuyên bố
Quesnay là người thông thái nhất ở châu Âu, thông minh như Socrates.
Bảng kinh tế này chắc chắn có ảnh hưởng: các nhà kinh tế học sau đó, kể cả
Adam Smith, đã ca ngợi nó và cho đến ngày nay ý tưởng về việc luân
chuyển tài nguyên giữa người lao động, công ty và người tiêu dùng vẫn là
nền tảng cho hiểu biết của chúng ta về nền kinh tế.

Vị bác sĩ ấy có một phương thuốc chữa bệnh cho nước Pháp. Điều cốt

yếu là tăng lượng thặng dư được sản xuất ra trong nền kinh tế. Mirabeau đã
tự đưa mình vào một hoàn cảnh nguy hiểm khi cố gắng giải thích cách tăng
lượng thặng dư như thế nào. Những đường dích dắc của Quesnay cho thấy
vấn đề của việc đánh thuế nông dân. Thuế cao hơn khiến cho họ có ít hạt
giống để gieo vào năm sau hơn và ít tiền hơn để chi cho việc cải thiện công
cụ của họ. Nếu chỉ những người thuộc tầng lớp quý tộc có ruộng đất bị đánh
thuế thì nông dân sẽ có nhiều nguồn lực hơn để canh tác đất đai. Điều này sẽ
giúp tăng tổng thặng dư trong nền kinh tế. Cuối cùng, ngay cả các quý tộc
cũng sẽ được hưởng lợi vì nền kinh tế sẽ trở nên lớn hơn, nhưng lập luận
này của Mirabeau thành nước đổ lá khoai khi ông không may bị cầm tù.

Ngoài việc bị áp bức bởi thuế nặng, nông dân còn không được phép

xuất khẩu ngô và phải tuân thủ các quy tắc về cách họ có thể bán nó cho
người dân trong nước của họ. Các hạn chế này làm giảm giá mà họ kiếm
được, khiến thặng dư giảm hơn nữa. Quesnay thúc giục nhà nước giải phóng
nông nghiệp khỏi tất cả các vòng kiểm soát ngột ngạt và bãi bỏ các đặc
quyền mà các thương nhân được hưởng. Ông tranh luận ủng hộ chính sách
“laissez-faire” (“tự do phóng nhiệm”), theo nghĩa đen có nghĩa là “cho
phép làm”; ngày nay chúng ta vẫn sử dụng cụm từ tiếng Pháp này để mô tả
chính sách kinh tế không can thiệp của chính phủ. Những người theo chủ
nghĩa trọng nông đã tạo ra được một số ảnh hưởng lên chính sách ấy, ví dụ
như khi chính phủ Pháp trong thập niên 1760 đã tạo điều kiện cho nông dân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.