phớt lờ lệnh cấm, và thế là lính canh của các phường hội săn lùng những thợ
may nổi loạn và thậm chí cố gắng bắt giữ bất cứ ai trên đường đang cài khuy
len. Ngày nay thật là sửng sốt khi nghĩ rằng hiệp hội của một nhà sản xuất
nào đó có quyền hạn như vậy đối với những gì người dân được phép mua.
Các đặc quyền được trao cho những nhà sản xuất khuy giúp họ kiếm tiền.
Những người theo chủ nghĩa trọng nông tin rằng lợi nhuận của các nhà sản
xuất chỉ có thể có được do những đặc quyền được trao cho họ, không phải vì
họ đã tạo ra bất kỳ thặng dư thực sự nào.
Quesnay nói các ngành công nghiệp sản xuất trên thực tế hoàn toàn
không có khả năng tạo ra thặng dư. Các nhà sản xuất khuy kiếm được lợi
nhuận từ việc bán các khuy chỉ vì họ tận dụng hết sức lao động và tơ tằm để
tạo ra chúng. Tất cả những gì họ làm là biến đổi những gì thiên nhiên đã tạo
ra. Do đó, Quesnay gọi sản xuất là hoạt động “không sinh lợi”. Điều tồi tệ
hơn là việc thúc đẩy công nghiệp của nước Pháp đã lấy đi các nguồn lực từ
các trang trại sản xuất hiệu quả và đưa chúng vào nhiều ngành công nghiệp
không sinh lợi. Ông thậm chí còn chỉ trích nhiều hơn đối với các chủ ngân
hàng và các thương nhân, những người trong quan điểm của ông là ký sinh
trùng kinh tế, những người trao qua đổi lại các giá trị được tạo ra bởi những
người khác mà không đóng góp bất kỳ giá trị gì của riêng mình.
Là một bác sĩ, Quesnay nhìn thấy nền kinh tế như một sinh vật khổng
lồ, với thặng dư kinh tế quý giá hoạt động như nguồn cung cấp máu thiết
yếu của nó. Để giải thích ý tưởng này, ông đã tạo ra “mô hình” kinh tế đầu
tiên, một bức tranh được đơn giản hóa về nền kinh tế. Quesnay khéo léo tạo
ra nó trong tác phẩm Bảng Kinh tế (Tableau Économique) xuất sắc của
mình. Ông đã vẽ một loạt các đường dích dắc để biểu thị cho sự lưu thông
các nguồn lực trong nền kinh tế. Nông dân sản xuất thặng dư, và trả nó dưới
hình thức tiền thuê đất cho những người thuộc tầng lớp quý tộc sở hữu đất
đai, những người này sau đó mua khuy lụa và chân nến bạc từ các thợ thủ
công. Các thợ thủ công lại mua thức ăn từ nông dân, vậy là chu trình hoàn
tất. Nền kinh tế là một dòng chảy thặng dư xoay vòng giữa nông dân, chủ
đất và thợ thủ công. Khi thặng dư tăng lên, có nhiều nguồn lực lưu thông
giữa họ hơn và nền kinh tế phát triển. Khi thặng dư giảm, nền kinh tế co lại,