LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 49

thực tế, địa chủ mới là người có lợi vì nông dân cạnh tranh nhau để sử dụng
đất: nếu nông dân kiếm lợi nhuận cao vì họ ở trên mảnh đất màu mỡ thì
những nông dân khác sẽ trả tiền thuê đất cao hơn để thuê được mảnh đất đó.
Do đó, giá ngũ cốc cao làm tăng tiền thuê đất mà địa chủ thu được, chứ
không phải làm tăng lợi nhuận thu được của các nông dân tư bản. Còn
những nhà tư bản sở hữu nhà máy ở các thị trấn thì sao? Lợi nhuận của họ
cũng giảm vì giá ngũ cốc cao làm cho bánh mì đắt hơn và do đó họ phải trả
lương cao hơn để đảm bảo cuộc sống của công nhân. Đối với người lao
động, họ tiêu tốn nhiều tiền vào thực phẩm hơn vì giá ngũ cốc cao. Do đó
Ricardo kết luận rằng “lợi ích của địa chủ luôn đi ngược lại lợi ích của mọi
tầng lớp khác trong cộng đồng”.

Ricardo nói, sức mạnh của các địa chủ kéo nền kinh tế đi xuống. Khi

các nhà tư bản xây dựng các nhà máy và thuê công nhân để chế tạo và trồng
trọt mọi thứ, họ tăng hoạt động sản xuất trong nền kinh tế. Nhưng với lợi
nhuận thấp hơn, các nhà tư bản chi tiêu ít hơn và việc tạo ra của cải sẽ chậm
lại. Các địa chủ trở nên giàu có đơn giản chỉ bằng cách thu tiền thuê đất.
Thay vì đầu tư thu nhập của họ như các nhà tư bản, họ tiêu thụ nó vào người
giúp việc và quản gia, vào thư viện cho biệt thự của họ, có lẽ tiêu vào cả các
cuộc thám hiểm đến vùng nhiệt đới để sưu tầm cây cối cho khu vườn của họ,
không có việc nào góp phần vào sự giàu có lâu dài của đất nước.

Trong thời đại của Ricardo, sự mất cân đối đã càng nghiêng về phía các

địa chủ hơn nữa vì Anh có các luật cấm ngũ cốc nước ngoài giá rẻ. Chúng
được gọi là Luật Ngô, và chúng đã ngăn nước Anh nhập khẩu thêm ngũ cốc
cần thiết để nuôi sống dân số ngày càng tăng của nó. Kết quả là giá ngũ cốc
còn cao hơn nữa. Lập luận của Ricardo cho thấy rằng luật pháp đã giúp tăng
tiền thuê đất của địa chủ, làm teo nhỏ lợi nhuận của các nhà tư bản và làm
công nhân nghèo đi. Vào năm 1819, một cuộc biểu tình được tổ chức tại các
Cánh đồng Thánh Peter ở thành phố Manchester yêu cầu quyền bỏ phiếu
cho tất cả mọi người và bãi bỏ Luật Ngô. Cuộc biểu tình biến thành một
cuộc tắm máu khi những người lính bắn vào đám đông, giết chết nhiều
người và làm bị thương hàng trăm người. Được ví với Trận Waterloo, sự
kiện này được gọi là vụ thảm sát Peterloo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.