cụ thể là chấm màu đen trong nửa màu trắng và chấm trắng trong nửa màu đen.
Triết lý này khuyên chúng ta biết tìm thấy bản thân trong người khác: màu trắng
trong màu đen, sắc đen trong sắc trắng, có tính nữ trong tính nam, có tính nam
trong tính nữ; rồi có bạn ẩn trong mỗi kẻ thù hay có kẻ thù ẩn trong mỗi người
bạn; tôn giáo của tôi hiện ra trong tôn giáo của anh và ngược lại. Về cơ bản, nó
cũng giống với điều Khổng Tử dạy chúng ta phải hình dung mình trong địa vị của
người khác. Lão Tử thì có cách nói vui vẻ hơn. Ông không bảo ta phải chịu đựng
sự đa dạng. Ông muốn ta phải hân hoan cùng sự đa dạng như vậy. Thế giới khi đó
là một dàn nhạc giao hưởng của hàng trăm nhạc cụ khác nhau cùng tạo ra thứ âm
nhạc tuyệt đẹp. Sự cân bằng, đúng lúc đúng thời và tính hòa hợp là các dấu ấn
của Đạo.
Lão Tử nhận thấy một cách khác khiến con người mất cân bằng là khi họ có
nhu cầu kiểm soát người khác. Thay vì để cho người khác sống theo nhịp điệu
của riêng họ, ta lại cứ liên tục can thiệp. Ví dụ điển hình là kiểu người xem cách
làm của họ là cách duy nhất đúng, từ việc rửa chén bát như thế nào đến chuyện
điều hành quốc gia ra sao. Những người đó luôn ở trong trạng thái khó chịu và
bất mãn vì thực tại không đi theo quy luật mà họ muốn áp đặt. Lão Tử khuyên
những người này hãy thư giãn và học cách sống của một cái cây. Cây không cần
ai bảo ban phải làm thế nào mà cứ theo bản chất tự nhiên của nó thôi. Tại sao con
người không thể làm điều tương tự? Tại sao họ không thể ngừng kích động và cứ
để mọi thứ thuận theo tự nhiên? Lão Tử gọi lối sống đó là vô vi, làm mà lại
không làm, để cho mọi thứ đúng như nó vốn dĩ, cho phép mọi việc xảy ra. Ông
không thích các phép tắc và quy định cũng như cách các nhà tổ chức gò ép mọi
người sống theo khuôn mẫu thay vì ngọi ca sự khác biệt của họ.
Những người theo lối sống như Lão Tử nói là người theo chủ nghĩa vô chính
phủ, tiếng Anh là anarchist, một từ khác trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là chống lại
chính phủ. Với người theo đạo Lão, đó không phải là chống đối chính phủ hoàn
toàn. Vấn đề là họ muốn tìm ra sự cân bằng và cân xứng trong quá trình cai trị.
Là cảnh giác trước vai trò lấn át của các nhà hoạch định chính sách trong xã hội
và không thích việc họ cố gắng ép buộc mọi người vào cùng một cái khuôn. Trái
ngược với kiểu người vô chính phủ đó là kiểu người theo pháp gia, tức legalist,
những người tin rằng luật pháp là cách duy nhất kiểm soát được bản tính con