LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 102

người. Một thứ trở thành vấn đề cho xã hội ư? Họ sẽ luôn kêu gào thống thiết
rằng: Cấm nó! Bãi bỏ nó đi!

Khác với Khổng Tử, người muốn kiểm soát bản tính con người vì lợi ích

chung của toàn xã hội, Lão Tử muốn đem lại cho mỗi cá nhân sống trong xã hội
sự tự do tối đa có thể. Hai cách tiếp cận trái ngược nhau, như Âm và Dương vậy,
đều có ưu điểm riêng. Nhưng những người theo pháp gia thường là những nhà tổ
chức vĩ đại và hiếm khi ngơi nghỉ nên họ thường chiếm ưu thế trong xã hội và tôn
giáo, áp đặt ý chí chủ quan của họ lên người khác. Nếu cần, họ thậm chí còn phát
động chiến tranh để đạt được mục tiêu. Lão Tử ghét chiến tranh, thứ hủy hoại sự
hòa hợp của nhân loại. Có lẽ, nếu con người biết lắng nghe ông hơn thì thế giới
này đã bớt đi các cuộc chiến tranh và có thêm nhiều niềm vui.

Bạn có thể học được nhiều từ đạo Lão mà không cần phải chấp nhận hết các

ý tưởng có tính tôn giáo trong đó, nhưng sẽ là sai lầm nếu chúng ta lờ đi sự tồn
tại của những ý tưởng ấy. Đạo Lão vẫn tiếp tục phát triển sau khi Lão Tử qua đời
vào năm 524 TCN. Bên cạnh việc giảng về Đạo, đạo Lão cũng có rất nhiều vị
thần tiên. Những vị thần tiên tối cao, còn gọi các vị Thiên Tôn, được tin là ra đời
cùng lúc với khởi thủy của thế giới. Các vị này cai quản triều đình trên thiên
đình, được một nhóm các thần tiên cấp dưới hỗ trợ. Ngoài các vị thần tiên ra đời
cùng với vụ trũ ấy, con người cũng có thể trở thành thần tiên hay bất tử. Để đạt
đến mức này, mỗi người phải thanh lọc các điểm chưa hoàn hảo của bản thân
thông qua một chế độ thiền định và tiết chế ham muốn như cách làm của Đức
Phật để được giải thoát khỏi vòng luân hồi tái sinh. Điểm khác biệt là ở chỗ
người theo đạo Lão tin vào sự hiện tồn của vũ trụ này. Với họ, thắng lợi của linh
hồn không phải là biến đi như một giọt mưa rơi xuống đại dương Niết bàn mà đạt
được sự bất tử như thần tiên. Một đặc điểm khác giúp phân biệt đạo Lão với các
tôn giáo khác là vị trí nó dành cho phụ nữ. Ngoài các thần tiên là nữ, đạo Lão có
các tu sĩ và học giả nữ từng giữ vai trò quan trọng trong lịch sử đạo này. Tuân
theo đúng triết lý của mình, các Đạo gia sống theo cả nguyên lý tính nữ-Âm và
nguyên lý tính nam-Dương.

Đạo Khổng và đạo Lão là hai tôn giáo nội sinh trong đất nước Trung Hoa,

còn tôn giáo thứ ba là Phật giáo thì được du nhập từ Ấn Độ. Sau khi Phật giác
ngộ dưới cội bồ đề, giáo lý của ngài lan truyền khắp Ân Độ, Đông Nam Á, Trung

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.