LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 104

Ngồi yên, thật yên... đếm hơi thở: ra... vào... ra... vào.

Con đến để thưa về vấn đề của mình, vậy mà thầy bảo con tập thở! Con cần cái khác cơ, cái gì

để con ngẫm nghĩ được đó ạ.

Được thôi. Con hãy nhìn thật lâu vào bông hoa cúc này đi...

SAO CƠ Ạ?

Thiền tông có tinh thần vui đùa đó của đạo Lão, thế nên các nền văn hóa

chịu sự thống trị của lý tính có thể học được nhiều từ nó.

Một nhánh thứ ba nổi lên trong Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến một

trong những đất nước bí ẩn nhất trên thế giới. Đó là Phật giáo Mật thừa, hay Mật
tông
, trong đó có sự hướng dẫn chuyên sâu của một thầy tu trên con đường
hướng đến giác ngộ và chính tông phái này đã bám rễ trên đất Tây Tạng. Nằm
bên kia dãy Himalaya, phía Tây Nam Trung Quốc, Tây Tạng là một trong những
vùng đất khó tiếp cận nhất của địa cầu. Nơi đó được gọi là “Mái nhà của thế giới”
vì có những ngọn núi khổng lồ và cao nguyên bát ngát. Sự hẻo lánh của nó đã tạo
điều kiện cho Mật tông phát triển và biến cả đất nước thành một tu viện khổng lồ.
Dưới sự lãnh đạo của các sư thầy gọi là các lạt ma, Tây Tạng trở thành một đất
nước lấy các nguyên lý về tinh thần của Phật giáo làm trung tâm.

Các vị lạt ma Tây Tạng đã khiến một trong những truyền thống của Phật

giáo trở nên đặc biệt hữu dụng: sau khi đạt đến giác ngộ, vị sư có thể chọn từ bỏ
tấm vé đến Niết bàn và tình nguyện quay lại thế gian như một vị “Phật sống” để
giúp người khác tìm kiếm sự giải thoát. Theo truyền thống ở Tây Tạng, một số lạt
ma cấp cao được phép chọn vị tái sinh tiếp theo của mình, nhưng người ta cần
phải đi tìm xem người được chọn kế vị đó đang ở đâu. Sau khi vị lạt ma cấp cao
viên tịch, cuộc tìm kiếm vị tái sinh của ngài có thể kéo dài vài năm. Một khi vị tái
sinh đã được nhận diện vượt qua được một số bài kiểm tra, vị đó được tuyên bố
chính thức là tái sinh của vị lạt ma đi trước và được đưa vào tu viện. Nổi tiếng
nhất trong số các dòng truyền thừa ngày nay là bộ phái của Đức Đạt lai Lạt ma,
người có khuôn mặt tươi cười đã trở nên quen thuộc tại các nước phương Tây.
Ngài là vị tái sinh thứ mười ba của vị Đạt lai Lạt ma thứ nhất và có thể cũng là vị
tái sinh cuối cùng. Điều đó không có nghĩa là đạo Phật đã hết thời ở đất Tây
Tạng. Tôn giáo nói chung luôn có cách tồn tại ngoài vòng kiểm soát của các thế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.