LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 142

những nỗ lực hòng hàn gắn lại đế chế, ông đã khởi động một chiến dịch bức hại
sau cuối và tàn bạo nhất với Giáo hội vì ông không xem họ là đồng minh nữa mà
là kẻ địch trong sự nghiệp của mình. Sự kinh hoàng đó bắt đầu vào năm 303 và
có các diễn biến kinh khủng; tuy vậy, nó cũng không thành công hơn những lần
bức hại từng diễn ra trước kia. Trong vòng mười năm tiếp theo, tình thế lại đảo
chiều, Giáo hội và đế chế lại tiếp tục chung sống hòa hợp.

Khi Diocletian ngã bệnh vào năm 305, ông cũng từ bỏ ngai hoàng đế. Chẳng

mấy chốc, những kẻ đời lên ngôi lãnh đạo đế chế lại ra mặt đấu đá với nhau,
trong đó người có năng lực và giỏi mưu đồ nhất là Constantine. Năm 312, vào
đêm diễn ra trận chiến ngoài thành Rôma giúp quyết định ai sẽ là hoàng đế,
Constantine mơ một giấc mơ sống động bên trong lều của mình. Trong mơ, ông
thấy biểu tượng thập tự giá của Kitô giáo hiện ra lấp lánh phía trước và nghe cả
một giọng nói ra lệnh cho mình: “Với biểu tượng này, con sẽ chiến thắng!”

Sáng hôm sau, ông cho trang trí hình ảnh thập tự giá trên cờ hiệu đằng trước

và hành quân ra trận, đánh bại đối thủ. Trong năm sau đó, ông bãi bỏ sắc lệnh
bức hại dân Kitô hữu và cho phép tự do tôn giáo hoàn toàn trong đế quốc. Năm
315, ông hủy bỏ hình phạt đóng đinh trên thập tự, điều mà các Kitô hữu phải
miễn cưỡng nghe theo. Rồi đến năm 324, một mặt các tôn giáo khác vẫn được tôn
trọng, mặt khác ông cũng xác lập Kitô giáo thành tôn giáo chính thức của đế chế.
Như vậy, chỉ trong vòng hai mươi năm, một cuộc đảo ngược thế cờ ngoạn mục đã
diễn ra: từ chỗ là nhóm bên lề bị áp bức cho đến tôn giáo được sự ân sủng của
hoàng đế.

Tuy vậy, sẽ là ngây thơ nếu cho rằng động thái của Constantine là một hành

động cải đạo mang tính tâm linh theo tín ngưỡng của Giê xu. Là một chính trị gia
nhiều toan tính, ông quyết rằng Kitô giáo có thể đóng vai trò chất keo kết dính
giúp cố kết và giữ vững đế chế của mình: một Giáo hội của chung được in dấu
trên toàn đế chế. Tuy nhiên, ông không vừa lòng khi thấy nội bộ Giáo hội chia rẽ
thành bè phái để tranh cãi về bản chất Giê xu Kitô là Chúa hay là người. Tranh
cãi đó được giải quyết quy về một chi tiết nhỏ bé là một chữ cái trong tiếng Hy
Lạp: iota, tương đương chữ i của bảng chữ cái Latinh

2

. Quyết tâm dàn xếp tranh

cãi, vào năm 325, hoàng đế Constantine triệu tập các giám mục và các nhà thần
học thành một hội đồng họp ở thị trấn Nicaea thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.