LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 160

đưa ra. Một trong các lý lẽ đó gây tiếng vang lớn trong thế giới ngày nay là jihad,
nghĩa là “đấu tranh”.

Một số tín đồ Hồi giáo còn xem jihad như Cột trụ thứ Sáu của Hồi giáo, một

bổn phận không chính thức. Thật ra nỗ lực và quyết tâm thực hiện năm bổn phận
chính thức kia tự nó đã được gọi là jihad, vì từ đó có nghĩa là sự đấu tranh hoặc
nỗ lực, dù đó là đấu tranh để gìn giữ tín ngưỡng và dựng xây một xã hội công
bằng hay đấu tranh để bảo vệ Islam giáo trước kẻ thù. Trải qua bao thế kỷ, mọi
người thực hành jihad theo cả hai nghĩa đó, riêng khía cạnh bạo lực thậm chí còn
bị người Hồi giáo sử dụng để chống lại nhau. Mối bất đồng căng thẳng giữa các
môn đồ trong cùng tôn giáo là chuyện phổ biến trong lịch sử. Cùng với cái chết
của Muhammad, bất đồng kiểu đó cũng đã bùng nổ trong chính cộng đồng Islam
giáo còn non trẻ. Tìm hiểu quá trình đó sẽ giúp ta hiểu được các tôn giáo tổ chức
hoạt động của họ thế nào và họ thường tranh cãi những chuyện gì.

Vấn đề đặt ra là ai sẽ kế tục Đấng Tiên Tri đã khuất và cần dựa trên nguyên

tắc nào để bổ nhiệm vị ấy. Trên thực tế người bạn và người cộng sự trung thành
của Muhammad là Abu Bakr đã được bầu chọn làm calíph hay người kế vị của
Đấng Tiên Tri. Rắc rối bắt đầu khi đến lượt bổ nhiệm vị caliph thứ tư là Ali,
người em họ sau là con rể của Muhammad, chồng của Fatima con gái ông.
Không phải ai cũng vừa lòng với việc bổ nhiệm Ali và nó tạo ra sự chia rẽ trong
cộng đồng Islam còn kéo dài đến tận ngày nay. Có phái muốn đưa Muawiya, em
họ của vị caliph thứ ba lên làm người kế vị thứ tư, hơn là chọn Ali vốn là họ hàng
với Đấng Tiên Tri. Trong cuộc tranh giành sau đó, Ali bị giết chết và Muawiya đã
lên ngôi. Những người ủng hộ Ali lại vận động con trai ông là Husayn đứng ra kế
vị, nhưng trong một trận chiến năm 680, Husayn cũng đã bị giết chết.

Mâu thuẫn đó đã dẫn đến sự phân chia phe phái trong Islam giáo mà thuật

ngữ chuyên ngành lịch sử tôn giáo gọi đó là schism, tức sự ly giáo. Như rất nhiều
thuật ngữ hữu dụng khác, từ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “cắt ra”.
Như vậy, nhóm ly giáo là một nhóm tự cắt hay tách mình ra khỏi nhóm chính và
lập nên một phái, nhánh hay dòng riêng. Đằng sau sự ly khai đó thường là một
mối bất đồng tôn giáo nào đó. Một trong những bất hòa thường thấy nhất là việc
bổ nhiệm lãnh đạo của tôn giáo đó ra sao. Trong Kitô giáo, những mối hận thù
xoay quanh việc chọn ai là người kế vị chân chính của mười hai sứ đồ đã dẫn tới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.