các sự vụ ly giáo trong Giáo hội và còn tiếp diễn đến ngày nay, tương tự như tình
hình chia rẽ trong Hồi giáo vậy.
Vết rạn nứt tôn giáo đã tạo ra hai nhánh Hồi giáo có tên là Sunni và Shia.
Tín đồ Sunni đông hơn, còn Shia là nhóm có tư tưởng ly giáo muốn tách mình ra
và lập nên giáo phái riêng của họ. Sunni có nghĩa là người giữ lấy Sunna nguyên
thủy hay đường lối ban đầu của Đấng Tiên Tri. Shia có nghĩa là đảng phái của
Ali, tức là những người tin rằng người kế vị của Muhammad phải là một imam
hay con cháu trong dòng dõi của ông. Việc hai nhánh chính như vậy giờ đã sinh
thêm vô số nhánh ly giáo nhỏ lẻ khác nhắc cho chúng ta nhớ rằng hầu hết các tôn
giáo mong manh dễ vỡ ra sao, nhất là khi đụng đến vấn đề ai là thủ lĩnh.
Việc tranh đấu giành quyền lãnh đạo trong các cộng đồng tôn giáo không
nhất thiết là minh chứng cho sự yếu ớt của con người luôn muốn khống chế
người khác. Nó chỉ đơn giản nêu bật được khía cạnh trần tục của tôn giáo, tuy
đáng buồn nhưng không thể tránh khỏi. Mặt khác, một tôn giáo dựa trên sự mặc
khải cũng được kỳ vọng là tôn giáo thiên khải, nghĩa là đưa ta đến với tâm ý
Thượng Đế và cuộc sống nơi Thiên đường. Vậy nên việc khám phá ra sự thúc
bách phải phân chia và tách rời cũng tồn tại ở đó quả khiến người ta khó hiểu.
Cuộc sống sau cái chết trông cũng giống như cuộc sống trước khi chết. Hãy nhớ
rằng Kinh Qur'an cũng nói sẽ cho ta thấy cuộc sống ở bên kia cái chết thông qua
cuộc đua tranh trên chính trần gian này. Cả hai viễn cảnh được đề cập ở đây hẳn
đều khiến một số người trong chúng ta cảm thấy ngần ngừ, e ngại.
Kinh nói rằng điểm đến cuối cùng của mọi người ở bên kia thế giới đều đã
được định sẵn. Các tấm vé đã in ra xong xuôi cả. Thực ra, vé đó đã in sẵn từ
trước khi ta ra đời. Đó gọi là thuyết định mệnh, một quan niệm cũng có trong các
truyền thống tôn giáo khác, kể cả Kitô giáo. Dù bắt nguồn từ đâu, nó vẫn gây
tranh cãi vì sự bất công hiển hiện của học thuyết này. Nhưng trước hết ta hãy
nhìn vào nội dung của nó. Hầu hết các tôn giáo coi cuộc đời trên Trái đất như một
sự chuẩn bị cho những cái đến sau cái chết. Lý thuyết này cho rằng nếu ta sống
tốt và làm theo giáo huấn của tín ngưỡng của ta, như Năm Cột trụ của Hồi giáo
chẳng hạn, ta sẽ được Chúa Trời tưởng thưởng và chào đón vào nước Chúa. Tuy
nhiên, theo một cách diễn giải thuyết định mệnh thì Chúa Trời đã chấm điểm bài
kiểm tra của ta từ trước khi ta ngồi làm bài rồi. Nếu thế tại sao Chúa Trời còn mất