là một bữa ăn có tên Tiệc Thánh, hay Bữa tối của Chúa, hay Thánh Lễ. Nguồn
gốc của lễ ấy là bữa ăn cuối cùng của Chúa Giê xu với các vị môn đồ vào buổi tối
trước khi ngài chết, khi ngài bảo các vị ấy hãy tiếp tục có các bữa ăn như thế
trong sự tưởng nhớ đến ngài. Từ đó đến nay, các tín hữu Kitô vẫn làm các lễ ấy.
Tuy nhiên, họ không ăn với tất cả mọi người. Tín đồ Công giáo La Mã sẽ không
ăn chung với tín đồ Tin Lành. Có những tín đồ Tin Lành này không ngồi ăn với
tín đồ Tin Lành khác hoặc bất cứ ai nằm ngoài vòng trong sạch của họ. Nhiều tín
hữu Kitô tin rằng nếu bạn đã phạm tội thì bạn không được phép dự bữa tiệc
thánh. Giống như bạn bị phạt không được ăn bữa khuya trước khi đi ngủ vì đã cu
xử không phải phép vậy.
Nanak ghét tất cả các điều cấm kỵ này. Ông thấy chúng đã xây nên những
bức tường chia rẽ con người nhân danh Đức Chúa ra sao, trong khi Ngài vốn yêu
mọi người như nhau. Câu trả lời của Nanak hết sức đơn giản và xuất sắc. Ông
đưa ra tục lệ langar hay bữa ăn chung cho cộng đồng người Sikh. Bữa ăn dành
cho tất cả mọi tầng lớp. Nó cũng vắng bóng những sự tô vẽ mang tính lễ nghi mà
các linh mục vẫn thích thêu dệt vào các hoạt động của con người. Đó là một bữa
ăn bình thường! Mọi người ăn cùng nhau như một gia đình. Trong đền thờ Sikh
giáo, bếp thiêng liêng không kém những khu vực khác. Mọi người nấu đồ ăn và
chia sẻ cho nhau để ca ngại sự bình đẳng không phân biệt đẳng cấp, chủng tộc,
màu da hay giới tính. Chính vì thế gurdwada hay đền thờ sẽ có bốn cửa theo
đúng bốn hướng Đông-Tây-Nam-Bắc tượng trưng cho sự cởi mở với mọi vị
khách. Tất cả các vị guru đi theo Nanak đều nhấn mạnh tầm quan trọng của
langar trong tín ngưỡng Sikh giáo. Vị guru thứ ba, Amar Das, thậm chí nhấn
mạnh rằng bất cứ ai muốn gặp ông, từ người nông dân thấp kém nhất đến hoàng
đế nước An, đều phải ăn một bữa langar với ông trước tiên.
Mỗi vị trong chín guru tiếp sau Nanak đều củng cố và áp dụng viễn kiến của
ông linh hoạt theo các nhu cầu trong thời của họ. Tuy nhiên, phải đến vị guru thứ
mười mới mang lại cho Sikh giáo một bản sắc ấn tượng, đặc trưng đến ngày nay.
Ấn Độ dưới triều đại Mughal có thể tương đối khoan dung về mặt tôn giáo nhưng
còn lâu mới là một xã hội cởi mở; thế nên người Sikh phải tự vệ trước sự phản
đối của Hồi giáo. Vị guru thứ sáu Hargobind (1595-1644) đã thành lập đội quân
người Sikh để bảo vệ cộng đồng mình. Còn vị guru thứ mười Gobind Singh
(1666-1708) mới là người làm cho Sikh giáo sự sắc sảo. Ông khuyến khích tín đồ