LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 192

từ nước láng giềng Afghanistan bắt đầu mở các cuộc đột kích vào vùng Punjab.
Khi ấy, có vẻ họ quan tâm đến việc lấy đi của cải cướp bóc được hơn việc áp đặt
tín ngưỡng; tuy nhiên, ắt hẳn họ cũng thấy kinh hoảng trước nền tôn giáo đa thần
mà họ gặp phải.

Các cuộc xâm lăng của quân Hồi giáo cứ thế tiếp tục và đến thời điểm cậu

bé Nanak chào đời vào thế kỷ 15 thì Đế chế Mughal bắt đầu nắm quyền kiểm
soát Ấn Độ. Người Mughal có nguồn gốc từ Mông Cổ ở Trung Á và trước khi
sang Ấn, họ đã cải đạo sang Hồi giáo. Khi Nanak còn nhỏ, hoàng đế Ấn Độ khi
ấy là một tín đồ Hồi giáo. Tuy nhiên, các nhà cai trị mới sau đó cũng chịu ảnh
hưởng phần nào tư tưởng phổ độ của Hindu giáo và Đế chế Mughal tỏ ra khoan
dung với các tín ngưỡng khác nhau. Nanak, vốn sẵn có quyết tâm trên con đường
tâm linh, giờ đây phải lựa chọn: Sẽ theo Hindu giáo hay đạo Islam đây?

Chàng quyết định hành hương đến các nơi linh thánh của cả hai tôn giáo để

tìm cảm hứng. Tương truyền, Nanak đã đi về phía Tây đến tận thánh địa Mecca ở
bán đảo Ả Rập. Sau khi kết thúc cuộc hành trình và trở lại Punjab, ông đã xác
quyết rằng cả Hindu giáo và Hồi giáo đều không phải là con đường mà ông tìm
kiếm. Sau một cuộc gặp gỡ huyền bí với Chúa, ông tuyên bố mở ra một con
đường khác. Tuy nhiên, nếu xem xét những gì ông được mặc khải, ta sẽ thấy bên
cạnh các đặc điểm riêng thì nó vẫn chứa đựng các yếu tố của cả hai tôn giáo
trước đó. Giống với Muhammad và những vị lãnh đạo cuộc kháng cách, Nanak
cũng ghét thứ tôn giáo phô trương. Bản thân ông là người theo độc thần giáo và
căm ghét các kẻ sùng bái buôn thần bán thánh. Ông đã thấy tôn giáo dễ trở thành
một mánh lới của những kẻ bịp bợm tự nâng mình lên thành đại diện bán hàng
của Chúa ra sao. Nanak biết Chúa vốn đã có trong tim của những con người bình
thường. Chúa không cần phải làm việc thông qua các đại diện. Vì thế mà Nanak
không ưa kiểu các buổi lễ đòi hỏi phải có các mục sư chuyên trách mới thực hiện
được.

Với quan điểm đó thì ông có vẻ giống người Islam hơn là người Hindu.

Nhưng ông cũng rất Hindu khi cảm thông với nỗi mong mỏi được cứu thoát khỏi
cuộc lang thang trôi nổi từ đời này sang đời khác trên trần thế của các linh hồn.
Niềm tin vào nghiệp và tái sinh là điểm đặc trưng nhất trong giáo thuyết Hindu
giáo và Nanak chấp nhận chúng. Chúa đã bảo ông rằng chính ông cũng đã được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.