LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 191

này chỉ đạt đến sự hoàn thiện vào năm 1708, sau cái chết của vị guru thứ mười và
cũng là cuối cùng. Guru là người thầy có thể làm sáng tỏ lời Chúa và hiện thực
hóa sự hiện diện của Chúa. Trước khi qua đời, Guru Nanak đã bổ nhiệm Guru
Angad làm người kế tục. Đến lượt Guru Angad trước khi mất năm 1552 cũng chỉ
định Guru Amar Das là người kế vị mình. Bằng cách đó, dòng kế vị của các guru
Sikh giáo tiếp diễn cho đến vị guru thứ mười, Gobind Singh, nhậm chức năm
1676.

Thế rồi một chuyện thú vị xảy ra. Guru Gobind Singh quyết định sẽ không

bổ nhiệm người kế vị nào nữa. Ông tuyên bố rằng kể từ lúc này trở đi, vị guru đại
diện cho Chúa trong cộng đồng Sikh sẽ tồn tại ở hai dạng thức khác biệt nhưng
liên hệ với nhau. Thứ nhất, cuốn sách thiêng của Sikh giáo gọi là Guru Granth
Sahib sẽ được xem là một guru. Cuốn sách này được đặt ở vị trí trung tâm trong
đền thờ Sikh giáo hay một gurdwara (nghĩa là “cổng vào guru”) như là biểu
tượng cho sự hiện diện của Chúa trong đời sống.

Dạng thức thứ hai của guru là một cộng đồng tín đồ đã được khai tâm và kết

nạp vào Sikh giáo, gọi là Guru Khalsa Panth hay guru của con đường thanh khiết.
Giống như một số Hội thánh Tin Lành ra đời trong thời kỳ Kháng Cách, người
Sikh không tin vào sự cần thiết của một hội đoàn linh mục hay các vị chức sắc
tôn giáo để giám sát đức tin của họ. Người tín tâm không cần đến các hình thức
trung gian giữa họ và Chúa. Mọi tín hữu đều bình đẳng trong mắt Chúa. Do đó,
có thể sẽ dễ hiểu hơn khi nói tín hữu Sikh giáo như là tín hữu Tin Lành của Ấn
Độ và guru của con đường thanh khiết như là hình thức hội thánh của tất cả các
tín đồ mà các nhà cải cách Kitô giáo vẫn cổ vũ. Còn những khía cạnh khác của
Sikh giáo có thể xem là một dạng đạo Tin Lành của Ấn Độ nhưng giờ ta hãy
quay lại với Nanak, vị guru đầu tiên của Sikh giáo để xem mọi thứ đã bắt đầu ra
sao.

Nanak sinh ra ở Punjab thuộc miền Tây Bắc Ấn và có bố mẹ thuộc tầng lớp

thương gia theo Hindu giáo. Khi ấy, Hindu giáo đã không còn là tôn giáo chủ đạo
của Ấn Độ từ lâu mà Hồi giáo nổi lên chiếm vị trí. Các thương gia Hồi giáo đến
Ấn Độ lần đầu vào thế kỷ 8 và mang theo tín ngưỡng của họ. Như mọi khi, dân
Ấn hiếu khách với mọi dạng thức của tôn giáo, thế nên Hồi giáo đã bám rễ ở tiểu
lục địa này bên cạnh tất cả hệ thống tôn giáo khác. Đến thế kỷ 10, tín đồ Hồi giáo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.