LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 193

giải thoát khỏi vòng xoay tái sinh vô tận. Để mọi người hiểu rằng chính họ cũng
có thể đạt tới sự cứu rỗi trong vòng tái sinh đó, Chúa đã sai phái Nanak đến làm
một vị guru cho con dân của Ngài. Một trong nhũng câu chuyện mô tả trải
nghiệm tâm linh của Nanak đã kể về sứ mệnh của Nanak như sau. Chúa bảo ông
rằng:

Ta phóng thích con khỏi vòng sinh tử luân hồi; kẻ nào nhìn con với lòng tín tâm sẽ được cứu

chuộc. Kẻ nào nghe lời con với niềm xác quyết sẽ được cứu vót... Ta ban cho con sự cứu rỗi.

Nanak, hãy quay lại thế giới độc ác kia và dạy đàn ông, đàn bà cách cầu nguyện, bố thí và

sống đời thanh sạch. Hãy làm điều tốt cho thế giới và giữ trọn như thế trong thời đại suy đồi.

Đến đây, ta có thể xác định rằng tất cả những gì Nanak đã làm là lấy một ít

từ cả Hindu giáo và Hồi giáo rồi gói ghém chúng trong một bao bì mới. Thế
nhưng cái ông làm tiếp theo mới thật cấp tiến và đặc trưng, đến nay vẫn nguyên
giá trị như vậy. Ông khiến mọi người ăn uống cùng nhau. Nghe có vẻ không có gì
mới hay quan trọng, nhưng trong lịch sử tôn giáo, điều đó có tính cách mạng.
Trước đó, tín đồ ở các cộng đồng tôn giáo phải biết những ai họ được hay bị cấm
ngồi ăn cùng. Thậm chí có một thuật ngữ chỉ việc đó: commensality, nghĩa là các
nhóm người họ được phép ngồi ăn cùng bàn. Và hầu hết năng lượng được dùng
cho việc nói xem ai thì các tín đồ không được ăn cùng. Chuyện như vậy là do
quan niệm về sự thanh khiết vốn đã ăn sâu trong tâm thức tôn giáo, với một niềm
tin rằng có những loại thức ăn không sạch sẽ và những con người không sạch sẽ.
Nếu bạn chạm vào những người đó thì bạn sẽ khiến mình trở nên ô uế trước Chúa
và cần được thanh tẩy. Quan niệm đó mạnh mẽ nhất ở các nước có sự phân chia
về đẳng cấp hay chủng tộc. Chính trong hệ thống đẳng cấp của Hindu giáo, khi
bóng của một người thuộc tầng lớp “không được chạm vào” đổ lên bữa trưa của
một Bà la môn thì bữa ăn đó bị xem như dơ bẩn và phải đổ đi.

Hindu giáo không phải là tôn giáo duy nhất thực hành kiểu phân biệt đối xử

như thế. Do Thái giáo cũng quy định chủng tộc nào không sạch sẽ và thực phẩm
nào là ô uế. Một trong các cáo buộc hướng đến Giê xu là ông đã phớt lờ những
điều cấm kỵ như vậy. Giê xu không chỉ nói chuyện với các tội nhân, ông còn ăn
cùng họ! Giáo hội từng tuyên bố đi theo con đường của Đấng Kitô cũng sớm tìm
được lý do không thực hành theo tấm gương ấy nữa. Điều cấm kỵ về ăn uống vẫn
có hiệu lực trong Kitô giáo. Lễ chính trong thực hành thờ phượng của Kitô giáo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.