LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 214

Những thân hữu Quaker không chỉ biểu tình phản đối việc hợp thức hóa chế

độ nô lệ theo như Kinh Thánh, họ còn làm mọi thứ có thể để lật đổ chế độ ấy. Họ
chấm dứt nó ở Pennsylvania và giúp tổ chức Đường sắt Ngầm để các nô lệ chạy
trốn có đường đi từ phía Nam lên phía Bắc hay sang Canada tìm tự do. Thế giới
phải mất một thời gian dài mới theo kịp sự phẫn nộ đó của nhóm Quaker đối với
sự tồn tại của chế độ nô lệ trong một xã hội tự nhận là theo Kitô. Mãi đến năm
1833, luật của Đế chê Anh mới bãi bỏ chế độ nô lệ. Rồi phải ba mươi năm sau
nữa, khi cuộc Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc vào năm 1865, chế độ nô lệ mới bị ngăn
cấm trên toàn nước Mỹ.

Những người Quaker không chỉ kết thúc việc sở hữu nô lệ, họ còn góp phần

chấm dứt một lối đọc hiểu Kinh Thánh ngô nghê. Khi quả quyết dùng lương tâm
của bản thân để phản biện, họ đã làm cho việc tìm hiểu Kinh Thánh trở nên bình
thường như với bất kỳ cuốn sách nào khác chứ không còn là một Thần thánh bất
khả xâm phạm. Họ biết sự khác nhau giữa cái đúng và cái Kinh Thánh cho là
đúng. Họ tin rằng chính Chúa đã cảnh báo họ về sự khác biệt ấy, như vậy chính
Ngài cũng có các nghi vấn về Kinh Thánh! Nếu Kinh Thánh nói sai về chế độ nô
lệ, có khi nào chuyện kể về sáu ngày Sáng Thế cũng sai? Có thể chúng ta đã đọc
Kinh Thánh sai cách suốt nhiều thế kỷ. Có thể chúng ta cần đọc và diễn giải một
cách thông minh hơn và có thể ta không nên sợ hãi khi phải dùng đến chính
lương tâm mình để phản biện một số phán xét trong Kinh Thánh.

Bằng cách đó, những người Quaker đã thúc đẩy sự hình thành của công việc

nghiên cứu thánh kinh có tính phê phán-lịch sử ngày nay. Công việc này không
nhất thiết phải bác bỏ tầm ảnh hưởng của Chúa với Kinh Thánh, mà là cố gắng
tách rời các yếu tố con người ra khỏi mệnh lệnh thần thánh. Chế độ nô lệ là do
con người tạo ra. Còn “hãy yêu người lân cận với con như yêu chính con” là một
mệnh lệnh thần thánh. Hãy tự phán xét!

Hiệp hội Giáo hữu có lẽ là một trong những giáo phái nhỏ bé nhất thế giới

nhưng sức ảnh hưởng của họ là cực kỳ lớn. Họ vẫn là lương tâm của Kitô giáo.
Họ mang đến một phiên bản Kitô giáo mới mẻ và thách thức cho nước Mỹ. Tuy
nhiên, nước Mỹ cũng có đời sống tâm linh của riêng mình trước khi Kitô giáo du
nhập. Sau đây, ta sẽ tìm hiểu đời sống đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.