LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 25

Thuật ngữ diễn tả quá trình xảy ra với chúng ta sau cái chết là sự đầu thai

chuyển kiếp. Nhiều cộng đồng khác trên khắp thế giới cũng tin vào điều đó,
nhưng không đâu mãnh liệt như trong Ấn Độ giáo. Những từ tôi dùng để định
nghĩa sự đầu thai - nghiệp (luật nhân quả), vòng luân hồi (sự lang thang của linh
hồn tìm kiếm sự giải thoát hay giải phóng) - tất cả bắt nguồn từ một ngôn ngữ cổ
là tiếng Phạn. Thuở xa xưa, một nhóm người man di từ phương Bắc đã tràn vào
đất Ấn và đem tới ngôn ngữ này. Nhờ sự bùng chiếm của họ vào Ấn Độ khoảng
năm 2000 TCN đó mà ta có thể đánh dấu thời điểm ra đời của Hindu giáo.

Phía trên Ấn Độ, xa về phương bắc có một vùng đồng cỏ trải dài gọi là thảo

nguyên Trung Á. Đó là thảo nguyên cỏ mọc bạt ngàn, nơi lý tưởng cho dân du
mục cưỡi ngựa theo các đàn gia súc gặm cỏ, không ngừng tìm kiếm các đồng cỏ
tốt nhất. Vì những lý do mà ta chưa biết rõ, vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ hai
TCN, những người này bắt đầu di cư khỏi thảo nguyên để tìm cuộc sống tốt hơn.
Nhiều người trong số họ đi về phía nam vào đất Ấn Độ. Họ gọi dân họ là Aryan,
nghĩa là “đồng bào”. Họ là những người hiếu chiến, lái chiến xa cực nhanh. Và
những làn sóng người Aryan đã tràn vào thung lũng Indus nằm ở góc tây bắc tiểu
lục địa Ấn Độ.

Một nền văn minh tiến bộ đã hiện diện ở đó với những hệ thống nghệ thuật,

kiến trúc và tôn giáo tân tiến. Nó cũng mang những hạn chế lẫn ưu việt của mọi
xã hội phát triển khác. Vó ngựa xâm lăng của người Aryan đã tiến đến trong bối
cảnh như vậy, với năng lượng cũng như sự dũng cảm bù đắp lại những gì họ còn
thiếu về mặt tinh tế. Một yếu tố nữa phân biệt những kẻ xâm lăng với người bản
địa là màu da của người Aryan sáng hơn và sự khác biệt về màu da này được
nhắc đến trong sử sách nhiều đến mức trải qua hàng thế kỷ, nó đã tạo nên một ấn
tượng xấu cho thuật ngữ gọi là “người Aryan”. Họ không chỉ mang vào Ấn Độ
màu da sáng mà cả những vị thần linh của họ và sự khỏi nguồn của một kho tàng
kinh văn tôn giáo phi thường gọi là kinh Vệ Đà.

Kinh Vệ Đà ở dạng văn bản được sáng tác đầu tiên trong khoảng năm 1200

và 1000 TCN, khi người Aryan đã ổn định và thống trị đời sống tại Ấn Độ. Được
xem là loại kinh dạng Shruti, tức là “nghe thấy/được mặc khải”, kinh Vệ Đà được
hiểu theo hai hướng khác nhau nhưng có liên quan đến nhau. Nội dung cốt yếu
của Vệ Đà vốn gốc là những gì các vị hiền triết trong quá khứ đã nghe được khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.