Kitô giáo khác nhau. Hồi đó có một tập sách dày gần hai chục phân có tên The
Ceremonies of the Roman Rite Described (tạm dịch: Mô tả các nghi thức trong lễ
của Công giáo La Mã) cũng như một ấn bản cũ của Giáo hội Anh tên là Ritual
Notes (tạm dịch: Các ghi chú về Lễ); tôi từng hào hứng chìm đắm trong cả hai
cuốn đó để mường tượng các giám mục đi thành hàng chầm chậm vào trong các
thánh đường to lớn mờ ảo trong làn khói hương dịu ngọt. Những cuốn sách đó
tựa như Brahmana của Công giáo La Mã vậy. Nhưng không chỉ những tu sĩ mới
thích mặc lễ phục và thực hiện các nghi lễ mà nhiều câu lạc bộ kín và hội sinh
viên cũng có những truyền thống bí mật của riêng họ như những lời nhắc nhở về
nhu cầu của con người xưa nay về biểu tượng luận và nghi lễ.
Nếu bạn cũng như tôi, quan tâm đến các niềm tin chứa đụng trong tôn giáo
hơn là các nghi thức bề ngoài thì giai đoạn phát triển sau cùng của kinh Vệ Đà sẽ
cuốn hút bạn hơn. Nó thể hiện trong bản văn Áo Nghĩa Thư (Upanishad), được
viết trong khoảng ba thế kỷ và hoàn tất khoảng năm 300 TCN. Áo Nghĩa Thư ý
là “ngồi gần thầy” và chuyển sự quan tâm từ khía cạnh thể hiện hay nghi lễ sang
các triết lý và thần học của Hindu giáo. Chính trong Áo Nghĩa Thư ta sẽ bắt gặp
lần đầu tiên thuyết về nghiệp và vòng luân hồi đã nói đến ở đầu chương.
Trong chương kế, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự ra đời của một số giáo lý đặc
trưng của Hindu giáo cũng như việc chúng đã được diễn giải ra sao. Nhưng tôi
muốn kết lại chương này bằng cách chuyển sang câu trả lời của Hindu giáo đối
với câu hỏi quan trọng khác của tôn giáo. Ta đã biết họ trả lời câu hỏi về điều xảy
đến với con người sau khi chết như thế nào. Câu trả lời trong Áo Nghĩa Thư chứa
đựng cả một học thuyết đáng chú ý về đầu thai chuyển kiếp. Một câu hỏi khác
tôn giáo luôn đặt ra là cái gì, nếu thật sự có cái gì, ở ngoài khoảng không tối đen
của vũ trụ kia. Các tôn giáo khác thường lấy tên những nhà tiên tri đã đưa ra câu
trả lời cho họ làm tên tôn giáo mình nhưng Hindu giáo lại không như vậy. Không
có vị sáng lập nào để tôn giáo này đặt tên theo, cũng không có một hình tượng
ban đầu duy nhất nào để nó lấy làm niềm cảm hứng. Nó đến từ những người mơ
mộng vô danh từ trong quá khứ xa xưa của đất Ấn. Hindu giáo có thể không ghi
tên của những người mộng tưởng đầu tiên đó nhưng nó vẫn giữ lại những gì họ
đã kể lại.