LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 30

Chuyện gì xảy ra nếu trên đường trở về từ buổi nói chuyện đó, bạn chợt nghĩ

chính mình cũng không có thật? Có thể bạn cũng là sản phẩm do ai đó tạo dựng
ra, một nhân vật trong cốt truyện mơ mộng của ai khác? Nếu vậy bạn sẽ giống
một nhân vật trong một cuốn sách đột nhiên nhận ra mình không có đời sống độc
lập như từng tưởng mà chỉ đơn giản là sản phẩm tưởng tượng của một nhà văn
nào đó.

Các nhà hiền triết Ấn Độ đã ngộ ra chân lý tương tự như vậy. Chính họ cũng

không thật! Chỉ có một thứ là thực sự thật: Linh hồn hay Thể tâm linh của vũ trụ
mà họ thường gọi là Brahman, tức Đại Ngã (Brahmar); thứ có thể tự biểu hiện
hoặc biên tạo dưới nhiều dạng thể khác nhau. Mọi thứ trên thế gian hiện hữu ở
dạng vật chất cụ thể này, thực ra, là một khía cạnh của Brahman trong vô số hình
dạng và lớp cải trang. Như Áo Nghĩa Thư đã nói, nó “ẩn tàng trong mọi thứ tồn
tại... cái ngã của chung tất cả, quan sát mọi việc, ngụ ở mọi thứ, chứng nhân,
nhận thức, chỉ một cái duy nhất”. Chúng đều thuộc trong Brahman và Brahman ở
trong chúng!

Một câu chuyện trong Áo Nghĩa Thư đã lột tả được sự gần gũi của bản dạng

này qua một câu nổi tiếng: Người cha nói với con trai: “Đó là cái tinh túy thiện
hảo nhất - linh hồn của toàn thể thế giới này là chính nó. Đó là Thực tại... và...
cũng là con đó, Shvetaketu”. Con người có thể nghĩ họ tồn tại tách biệt, độc lập,
nhưng đó chỉ là một ảo ảnh. Tất cả đều là các nhân vật xuất hiện hết lần này đến
lần khác trong cốt truyện dần khai mở của Brahman, mỗi vai của họ trong
chương kế tiếp là do nghiệp tích tập của họ viết ra.

Không chỉ các cá nhân là được phân vai sẵn. Cách xã hội được tổ chức

thành các giai cấp hoặc tầng lớp cũng được định sẵn trong kịch bản. Mỗi lần một
hồn người đầu thai trở lại, nó sẽ ở trong một nhóm xã hội đó và phải sống hết
phần đời của mình cho đến khi cái chết và sự tái sinh tiếp theo xảy đến. Có một
mối liên hệ rõ ràng giữa các tầng lớp và màu da của họ nên ta nên lưu ý rằng
những người Aryan có màu da sáng đã đi xâm chiếm và mang ngôn ngữ, tôn giáo
của họ vào thung lũng Indus và có lẽ đã coi thường những tộc người có màu da
sậm hơn mà họ bắt gặp. Trước khi họ đến, có thể đã tồn tại một cách phân loại
đẳng cấp nào đó ở Ấn Độ; tuy nhiên, người Aryan đã hợp thức hóa sự phân đẳng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.