LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 42

CHƯƠNG 6: KHÔNG LÀM HẠI

Giống Phật giáo, Kỳ-na giáo cũng là một câu trả lời dành cho câu hỏi mà

Hindu giáo đã đặt cho nhân loại. Nếu quả thật sự tồn tại hiện thời của ta chỉ là
kiếp sống gần nhất trong vô vàn kiếp do nghiệp đã đưa đẩy ta vào vòng đầu thai,
thế thì làm cách nào ta giải phóng được chính mình và thoát đến một trạng thái
gọi là Niết bàn? Niết bàn, hay Nirvãna, là một từ tiếng Phạn nghĩa là “bị thổi tắt
như một ngọn nến”. Người ta đạt được nó khi linh hồn đã thoát ra khỏi luân hồi.
Câu trả lời của đạo Phật là tìm Trung Đạo đi giữa các cực đoan. Kỳ-na giáo đi
theo hướng ngược lại: nó chọn cách cực đoan nhất mà con người có thể hình
dung được, con đường của sự tự chối bỏ đầy khắc nghiệt. Lý tưởng cao nhất của
nó là các tín đồ cam kết thực hành sallekhana và nhịn đói đến chết.

Bản thân từ Kỳ-na xuất phát từ một động từ trong tiếng Phạn với ý nghĩa là

“chinh phục”, ám chỉ cuộc chiến mà các tín đồ Kỳ-na khởi lên chống lại bản chất
của chính mình, từ đó đạt tới giác ngộ, mang lại sự cứu rỗi cho linh hồn. Trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.