LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 41

Pháp sống ở thế kỷ 17 có tên Blaise Pascal: “Mọi thói hư tật xấu của con người
đều xuất phát từ một nguyên nhân duy nhất: họ không thể ngồi yên trong phòng”.

Được những điều Đức Phật giải thích về Trung Đạo thuyết phục, các tỳ kheo

trở thành đệ tử Phật và Tăng đoàn, tức đoàn thể gồm các tỳ kheo và tỳ kheo ni,
hay tăng và ni, ra đời. Giáo lý của Phật không áp đặt tín điều nhưng nó vẫn dựa
trên cột trụ là hai giả thuyết của Ấn Độ giáo là nghiệp và luân hồi: luật Nghiệp
báo dẫn đến hàng triệu triệu kiếp tái sinh. Phật dạy rằng cách nhanh nhất để dừng
vòng quay tái sinh là trở thành một nhà sư và thực hành các phương pháp dẫn đến
Giác ngộ. Nếu hoàn cảnh của bạn chưa cho phép làm được như vậy thì cách tốt
thứ hai là sống một đời đạo hạnh với hy vọng rằng trong kiếp sau, bạn sẽ có được
thuận duyên để xuất gia tu hành làm tăng hoặc ni.

Bốn mươi lăm năm sau bài thuyết pháp ở Benares, Đức Phật đã du hành

khắp nơi để ra sức củng cố Tăng đoàn của mình. Khi gần nhập diệt, ngài nói với
các đệ tử của mình rằng việc ngài ra đi không quan trọng lắm vì giáo thuyết của
ngài vẫn sẽ ở lại, chính những lời dạy đó mới quan trọng. Vị hoàng tử nay trở
thành Đức Phật đã có hành trình cuối cùng của mình là đến một ngôi làng ở vùng
Đông Bắc Benares. Tại đó, cảm thấy yếu sức, ngài nằm giữa hai cây sala và viên
tịch, hưởng thọ 80 tuổi. Tôn giáo do Siddhartha Gautama sáng lập đã được truyền
bá khắp châu Á và sau trở thành một tôn giáo phổ biến trên thế giới, dù ngày nay
không mấy thịnh hành ngay tại nơi khai sinh ra nó. Không giống như với Kỳ-na
giáo, tôn giáo khó lòng tìm thấy ở đâu khác ngoài Ấn Độ, chủ đề sẽ được bàn tiếp
sau đây.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.