LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 39

khao khát trong tâm xuống. Siddhartha đã thuần thục các kỹ thuật này và thấy
chúng hữu ích; tuy vậy, chúng vẫn chưa đem lại sự giải thoát hay giác ngộ cuối
cùng mà ngài tìm kiếm. Vì thế ngài tạm biệt các thiền sư nọ và tiếp tục du hành
đến khi gặp một nhóm các tỳ kheo đang thực hành phép tu khổ hạnh nghiêm
ngặt. Họ nói với ngài rằng ngài càng từ chối cơ thể này bao nhiêu thì tâm trí sẽ
càng thêm sáng sủa bấy nhiêu. Nếu muốn giải thoát linh hồn mình thì ngài phải
cho cơ thể nhịn đói. Rồi Siddhartha tuân theo một quá trình diệt kỷ suýt khiến
ngài bỏ mạng. Ngài kể lại thời điểm đó của mình:

Khi ta sống bằng trái cây, một quả một ngày, cơ thể ta dần gầy mòn... Tay chân ta thành như

những mấu gồ ghề trên cây dây leo khô héo... xương sườn lộ rõ như rui nóc của mái nhà đổ

nát... nếu ta rờ xuống bụng thì tay lại chạm phải xương sống.

Ngài tự vấn: nếu thuyết diệt kỷ này mà đúng thì giờ này ta hẳn là đã đạt giác

ngộ vì đã sát bờ vực của cái chết rồi. Yếu đến độ không lết nổi thân thể mình
thêm chút nào, Siddhartha ngất xỉu. Bằng hữu nghĩ ngài đang hấp hối, nhưng rồi
ngài đã hồi lại được. Khi đã tỉnh lại, ngài nói với các tỳ kheo rằng mình đã có
quyết định. Sáu năm thiền định và diệt kỷ nghiêm ngặt đã không đưa ngài đến
gần sự giác ngộ mà ngài hằng tìm kiếm. Thế nên ngài sẽ không nhịn đói và hành
hạ bản thân nữa. Các vị tỳ kheo buồn bã bỏ đi, còn Siddhartha tiếp tục một mình
trên đường tìm kiếm.

Ngài đến một cây bồ đề hoang và trong lúc nghỉ ngơi dưới tán cây, ngài đã

thệ nguyện với chính mình: dù cho da, gân và xương ta có thể mục ruỗng dần và
dòng máu thì khô cạn, ta sẽ ngồi thiền ở đây cho đến ngày đạt giác ngộ. Sau bảy
ngày, ngài nhận ra chính mong muốn xóa bỏ ham muốn trong mình của ngài cũng
là ham muốn! Ngài nhận ra chính ham muốn loại bỏ ham muốn là vật cản ngăn
ngài đạt đến giác ngộ. Khi ý nghĩa của điều chứng nghiệm này ngày càng ăn sâu
vào tâm trí, ngài ý thức được rằng lúc này, ngài đã xả bỏ hết ham muốn. Kế đến,
ngài chuyển sang một trạng thái khoái lạc khi mà “vô minh đã bị đoạn diệt, trí tuệ
khởi lên; bóng tối đã bị đoạn diệt, ánh sáng khởi lên”. Ngay tức thì, ngài chứng
ngộ rằng “Không còn đầu thai; ta đã sống ở cảnh giới cao nhất; nhiệm vụ ta đã
xong; với ta, giờ không còn gì hơn những thứ ta đã đạt được”. Vòng quay của
luân hồi chuyển kiếp đã kết thúc với ngài. Sau đó, ngài thành Đức Phật, Đấng
Giác Ngộ. Đêm ngài thành đạo được gọi là Đêm Thiêng.

Liên Kết Chia Sẽ

    Just a moment...
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.