– Có chuyện gì vậy chú?
– Cháu có thể mang cho chú một cái khăn mặt được không?
Tôi ngạc nhiên.
Có một số vật dụng không được mang vào bệnh viên, chẳng hạn lưỡi
lam dùng một lần, kéo, bấm móng tay, móc treo quần áo, bật lửa, diêm... rồi
chăn, cà vạt, thắt lưng và những thứ tương tự, thậm chí cả bánh gato cũng
bị cấm ngặt vì nó có thể gây nghẹn.
– Không. Không phải như cháu nghĩ đâu. Tắm vòi sen, chú thấy không
sạch lắm, mà ở đây người ta lại không cấp khăn mặt – Chú cười.
Tôi đặt con cá chép xuống thớt, mừng vi Chú hiểu được suy nghĩ của
mình. Dù chỉ nghe thấy giọng nhưng tôi tin quả thật Chú cần khăn mặt.
– Kể cả thế, cháu không nghĩ là có thể mang vào đâu chú ạ – Tôi nói với
Chú, cười rồi gác máy.
Nếu một người thân thiết mắc bệnh nghiện rượu, việc cần làm không
phải là thông cảm với người đó, mà là tập cách cưỡng lại những cảm giác
rối bời của bản thân, hiểu rằng mình gặp trạng thái như vậy chính vì mình ở
gần một người nghiện. Và đừng bao giờ nghĩ đến chuyện tự sức thay đổi
họ. Tôi không làm được gì cho Chú, nhưng Chú đang cố gắng cải thiện dần.
Những cuộc sum vầy với mục đích trị liệu đã mang lại cho cả hai chúng tôi
niềm hy vọng mới. Thân nhân của người nghiện rượu thường chối bỏ họ và
vô thức để bệnh nhân sống trong trạng thái đồng phụ thuộc, trong tình trạng
mụ mẫm vì nghiện ngập. Vì thế gia đình không chỉ là nạn nhân, khán giả
mà có khi còn là đồng phạm. Những cuộc gặp gỡ với mục đích trị liệu cho
phép chúng tôi hiểu vị trí của nhau. Nhưng thuật ngữ “đồng phụ thuộc” làm
tôi có cảm giác nhoi nhói, giống như bị móng tay bấm vào tim vậy. Điều
quan trọng là Chú đang bắt đầu thay đổi, một sự thay đổi khác với quá trình
lột xác mà tôi đã trải qua.